Chuyện hoa chuyện liễu (bài 1)

tháng 4 20, 2017 |
Xưa nhà thơ Trần Đăng Khoa nổi tiếng với với bài thơ Hạt gạo làng ta, giờ mình tự viết bài thơ của riêng mình có tên "doanh nghiệp làng ta". Cứ tự tin vô. Bạn trẻ nào có đầu óc tổ chức, có kinh nghiệm đi làm mấy năm rồi mà ớn phố sá ồn ào nóng nực ngột ngạt, thích tự do bay nhảy thì kiếm cái gì đó mở ra mà làm. Coi thế mạnh làng mình, xã mình là gì, mình thành lập doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cái đó. Thị trường mênh mông lắm, có tài là lấy được hết của cải của xã hội, không cần ở phố vẫn làm ăn tốt.
Bạn cứ lên thẳng sở kế hoạch đầu tư tỉnh, cầm theo giấy tờ tuỳ thân, sẽ được hướng dẫn chi tiết. Giờ tỉnh nào cũng rất dễ thương với bạn trẻ khởi nghiệp, giải quyết trong vòng mấy nốt nhạc.
Hoặc bỏ ra khoảng 2-3 triệu người ta làm cái rẹt cho mình, cho nhanh, 3-5 ngày là có công ty, có con dấu. Search "dịch vụ mở doanh nghiệp siêu tốc tỉnh A". VP luật nào cũng có.
Đặt tên công ty: Lựa 3-4 tên kẻo trùng, người ta không cho. Ví dụ mình tên Lê Thị Hoa, hùn vốn với Nguyễn Thị Liễu, mình lựa một mớ tên như công ty TNHH Hoa Liễu, công ty Liễu Rũ, công ty Hoa Rủ Liễu, công ty Hoa Kết Liễu, Liễu Kết Hoa, công ty TNHH Vùi Hoa Dập Liễu...v.v
Chức năng: khai hết. Làm nghề gì mà pháp luật hem cấm là khai vô, khỏi mắc công bổ sung về sau. Khai mấy chục trang giấy cho ngừ ta nể.
Giả sử công ty Hoa Liễu mình được OK, hem trùng tên, được cấp phép. Chuyên bán nước chè xanh tắm trị bệnh ngoài da, trên giấy phép thì cái gì cũng có, kể cả buôn bán nông sản lẫn đại lý vé máy bay.... Cái Hoa chiếm 51%, cái Liễu 49%, vốn tự khai, mình nhắm vốn hoạt động mình có được bao nhiêu thì ghi vô, hai ba trăm triệu hay hai ba trăm tỷ thì tuỳ.
Địa chỉ: lấy nhà cái Hoa, ví dụ thôn X, xã Y, huyện Z. Xong về nhà lắp internet, điện thoại, máy tính, máy fax,...Đặt website hoalieu chấm com hay hoalieu chấm vi en cho nó thuần Việt.
Hoa là chủ tịch HĐQT. Liễu làm giám đốc. Tuyển người trong làng vô, ai lanh lợi cho làm sale, ai cần cù cho làm sản xuất, ai cẩn thận cho làm kế toán. Đào tạo sử dụng được hết nếu bạn trẻ đó có đầu óc và kỷ luật.
Ra ngân hàng huyện mở tài khoản công ty, rồi bắt đầu vận hành. Vừa làm vừa học hỏi, rút kinh nghiệm, sửa sai. Sai sót, sai lầm rất đáng quý vì có làm mới có sai.
Cứ mở xong đi nhé, rùi tuần sau mình học bài vận hành công ty.
"Hữu ý trồng hoa, hoa chẳng nở
Vô tình cắm liễu, liễu lên xanh".
Câu slogan của công ty mình.
P/s: Việc mở DN chỉ dành cho các bạn có đầu óc. Không nên bàn bạc chuyện này với người không có đầu óc, họ sẽ bàn ra, chê bai, nói không được, dè bỉu này nọ mắc công nhé. Đã chấp nhận về quê làm chủ doanh nghiệp là chấp nhận cá bơi ngược dòng, cô đơn thượng liu vậy.


Read more…

Những cuốn sách kinh điển (p1)

tháng 4 20, 2017 |
Mình làm nghề phiên dịch xuất khẩu, nên cơ hội đi nước ngoài nhiều, từ lúc ra trường đến giờ (5 năm) cũng đã đi được 20 nước để xúc tiến bán hàng cho tập đoàn mình đang làm. Mình thấy doanh nhân (quốc tế) nào mình gặp, họ cũng đều đọc sách rất nhiều. Và tập thể dục, tập gym, chơi thể thao nhiều vào tất cả các buổi tối sau khi đi làm (chứ hem có nhậu trừ tiếp khách thi thoảng một tháng đôi ba lần)....nên không ai bụng phệ, đều có phom người đẹp, mặc đồ veston ngon lành lắm. Đó là mình rút ra điểm chung của họ.
Riêng những mẩu chuyện trong tác phẩm "Những tấm lòng cao cả", hầu như ai cũng thuộc làu làu. Mình hỏi thì họ nói từ lúc mẫu giáo đến lớp 1 (đọc chưa thông được), thì cha hoặc mẹ hoặc ai đó sẽ đọc cho các bạn nghe. Khi lớp 2 trở lên, các bạn nhỏ sẽ tự đọc. Mỗi tối 1 câu chuyện trước khi ngủ. Ghi rõ trong to-do list của mỗi bạn dán lên bàn học, cha mẹ sẽ kiểm tra rất kỹ.
Công việc đi đàm phán quốc tế của mình cho thấy, cứ làm việc xong, những buổi chiêu đãi trà dư tửu hậu, người ta hay lấy những tác phẩm kinh điển này ra nói chuyện, như những điển tích, những ví dụ trong sách ra nói, nhiều lúc rất tình cờ, nhưng nếu mình không đọc qua thì sẽ không hiểu trọn vẹn được câu chuyện, không góp lời được để đẩy buổi tiệc thăng hoa. Ví dụ người ta sẽ nói, thì như mày biết trong câu chuyện của cậu Robetti, cậu Enrico hay thầy Perboni trong "những tấm lòng cao cả" đó,....nếu mình biết cốt truyện, sẽ tham gia nói chuyện vô, sẽ tăng phần gắn bó. Xưa mình im lặng, cười trừ như thí sinh hoa hậu trước phần thi ứng xử.
Ad đã không được cha mẹ mình rèn thói quen đọc sách từ nhỏ, điều đó rất tiếc. Buổi tối ba mẹ mình chỉ xem tivi, trong nhà không có cuốn sách văn học nào nên từ nhỏ mình không tiếp cận được những câu chuyện thú vị như thế. Nhưng sau đó, mình đã "điền vào chỗ trống" bằng cách hỏi bạn bè quốc tế những câu chuyện gì mà thiếu nhi thế giới đều đọc, và mình đã đọc lại tất cả. Cuối tuần là tắt máy di động, không laptop....để đọc sách giấy. Nhờ đó mà sau này, đi đâu mình cũng góp lời được.
Mình (admin 4) vừa có bạn gái và bạn gái mình cũng thống nhất là sau này, nếu tụi mình tiến tới hôn nhân, khi có con, tụi mình sẽ đọc cho con nghe mỗi tối một câu chuyện trong những bộ sách kinh điển này. Thói quen tập thể dục buổi sáng, đọc sách văn học vào buổi tối...nhất định mình phải có và giữ cho bằng được, để con cái mình nó bắt chước.
Hầu như mọi thói quen của một đứa trẻ đều bắt nguồn từ sinh hoạt gia đình từ thuở ấu thơ. Mình sẽ tự tạo dựng một gia đình hiện đại, cân bằng thời gian cho các việc như ăn uống, giải trí, học hành, đọc sách, vui chơi, thể dục...như ở nước ngoài mấy trăm năm nay vậy.


Read more…

Chuyện thằng Tèo (tập 1)

tháng 4 20, 2017 |
Thằng Tèo sau mấy năm lên thành phố làm công ăn lương, hào hứng với mấy thú vui đô thị cho đã rồi, cái thấy hết ham. Thấy khói bụi xe cộ ồn ào quá, ngày nào 10 triệu xe máy xe hơi xe tải xe container cũng thải ra ít nhất 10 triệu lít khói (cho trung bình mỗi chiếc xe xài 1 lít xăng mỗi ngày, mỗi lít xăng dạng lỏng biến thành 1 lít khí dạng khói, ở lâu phổi sẽ không khỏe mạnh, mà không khí là cái quý giá nhất trên đời. Vì không ai có thể thiếu nó sau vài phút cả). Tèo bèn kéo vali ra sân bay, vừa đi vừa hát bài Về Quê của Phó Đức Phương. Mà về quê là Tèo làm chủ, là mở doanh nghiệp chứ hem phải về quê xin việc. Việc ở quê ít lắm, xin xin xỏ xỏ làm gì cho mệt, khái niệm xin xỏ không có trong từ điển của Tèo. Tèo là thanh niên thế hệ mới, là cho, chứ hẻm có xin. Cho tiền, cho tình, cho tri thức, cho kinh nghiệm, cho máu, cho lòng hào sảng, cho sự tự tin, cho lòng biết ơn, cho phép lịch sự dạ thưa, cho nụ cười lúc nào cũng vui vẻ, cho việc làm người khác…
Với quan hệ quốc tế mình có, Tèo ép thằng bạn bên Nhật bên Hàn mua đũa tre xuất khẩu, loại dùng 1 lần. Tèo mở xưởng đặt tại làng mình luôn, quản lý cho dễ. Thuê cái nhà và chục công nhân, nhập cái máy rẻ òm mấy chục triệu. Hàng ngày, tre được cả huyện chặt và cung cấp cho Tèo. Tèo cho xử lý mối mọt xong, cứ đầu này đút vô cây tre thì đầu kia nó chạy ra mấy đôi đũa. Rồi cho các chị ngồi dưới cái máy, lụm từng đôi, thổi cái phù cho bay bụi rồi trùm miếng nylon vào, bỏ vô đóng thùng cạc-tông ghi mấy chữ Nhật bên ngoài. Loại đũa dùng 1 lần, tụi Nhật ăn sushi xong là vứt nên nhu cầu lớn lắm á. Mà bên đó xứ lạnh đâu có nhiều như tre nước mình. Lương công nhân bên đó cũng 3000 đô/tháng trong khi bên mình trả 5 triệu là mấy anh trong làng vui làm liền, nên chi phí sản xuất của mình rẻ, tha hồ mà xuất khẩu.
Tay ngang nhảy ra làm chủ, Tèo đăng ký đi học lớp kế toán mà nghe mấy ổng nói nhức đầu quá, hem hiểu. Thuê 1 con bé nó mới học kế toán ra, nó cũng hem biết gì, ngồi ngủ gục miết, nên Tèo kêu thôi mày kêu xuống làm công nhân bọc đũa đi, để tao làm kế toán luôn cho. Quy mô nhỏ nên Tèo làm luôn cho biết, sau này quy mô lớn, giao việc người khác mới quản lý được.
Tèo chạy ra nhà sách mua cái bìa sơ-mi (file đựng tài liệu, bìa cứng, về quánh máy rồi cắt dán vô các thành 10 tập hồ sơ: (1) nợ phải trả, (2) nợ phải thu, (3) hàng tồn, (4) tiền mặt + tiền gửi ngân hàng, (5) chi phí sản xuất, (6) chi phí bán hàng, (7) chi phí chung, (8) hợp đồng và hóa đơn mua bán, (9) vay vốn, (10) linh tinh. Tèo nghĩ mình phải có song song vừa file trên máy tính, vừa sổ sách ghi chép bằng tay phòng khi máy tính bị virus hoặc bữa đó mất điện. Tèo khôn quá khôn.
1. Nợ phải trả: Cái này nhà cung cấp nó theo dõi kỹ hơn nên Tèo hẻm lo lắm. Tèo yêu cầu hàng tuần nó gửi Tèo coi. Hoặc lúc nó đòi nợ thì kêu meo (mail) hay phắc (fax) kết sổ đang nợ bao nhiêu qua đây. Nó sẽ gửi liền vì cái đó quan trọng với nó. Tèo cũng ghi chi tiết để đối chiếu với bên kia, theo ngày tháng, sự việc phát sinh, tổng số tiền, đã trả bao nhiêu, còn lại bao nhiêu kẻo nó lừa mình sao. Mình chủ doanh nghiệp rồi mà, đâu có dễ dãi mà đi phá thai miết với bạn -Tèo dằn mặt trước làm tụi nhà cung cấp sợ hãi, hem dám hó hé gì.
Hàng ngày, Tèo mở cái file này ra coi, xong điện thoại cho các nhà cung cấp cái lịch thanh toán, dựa trên lịch tiền phải thu, tiền mặt của mình. Tèo ưu tiên trả cái gì trước, cái gì sau, Tèo dặn lòng là tuyệt đối không dây dưa, có là trả liền để giữ uy tín. Cái bệnh "dây dưa" này nhiều bạn đầu óc tiểu nông bị, cứ chi tiền ra là tiếc, khó chịu, vay mượn bạn bè còn hem muốn trả nữa là trả tiền cho nhà cung cấp. Tèo khác. Tèo hết tiểu nông rồi. Cứ kẹt tiền (cái này thường xuyên) thì Tèo lập tức chủ động báo với các chủ nợ. Thậm chí hem có Tèo cũng vay mượn chỗ khác để trả theo kinh nghiệm của người Hoa Chợ Lớn. Tiền nợ có yếu tố tâm linh rất lớn, nó vần vũ khiến mình mất may mắn đi, đặc biệt nếu mình có mà tìm cách không trả thì bị quở phạt ghê lắm. Vì cái đó có phải của mình đâu, mình mà cố sở hữu thì trước sau gì nó cũng ra đi thôi, mà mình còn bị xui xẻo nữa á. Nên nợ là phải trả, trả liền, trả liền…
(Các bài 2-10 sẽ đăng sau, giờ làm trước cái này đi, chứ nhiều quá nhức đầu bị bệnh thì tội nghiệp. Mới mở cửa công ty sản xuất mấy hôm đã nhập viện thì ai lo nồi cơm cho anh em).


Read more…

Một đời ngao ngán

tháng 4 20, 2017 |
1. Đã 3 năm rồi ad mới gặp lại 1 bạn con dượng 9x. Hỏi thăm. Ước mơ du học: vẫn ước mơ. Ước mơ đi xa khởi nghiệp: vẫn ước mơ.
Hiện tại bạn: vẫn đeo bám ở thành phố ngột ngạt khói bụi, vẫn đi làm với chiếc xe máy, sáng đi tối về nhà trọ, việc chả ưa thích nhưng phải làm vì không làm thì biết làm gì bây giờ. Tối nào vừa về nhà là cầm Iphone trên tay say đắm vô đó, dù đang ăn hay đang trong toilet, trừ lúc tắm sợ ĐT vô nước. Ngủ cũng để cạnh, online tới 12h rồi mới ngủ, vừa mở mắt dậy đã quơ lấy ĐT coi liền facebook và tin nhắn. Cài 3G nên xe dừng lại đèn đỏ là móc ra coi. Vô quán cà phê, việc đầu tiên làm là móc ĐT ra, câu đầu tiên là “pass wifi ở đây là gì em ơi?” rồi mới gọi nước. Ai đăng cái gì lên là like liền, rồi phán đoán. Hình con A đang đi Phan Thiết, thằng B cũng có vẻ đang ở đó, và kết luận 2 đứa nó đang đi chơi với nhau. Xong lên nhắn tin hỏi đứa C, hình như A và B đang đi chỗ đó phải hem. Rồi tìm cách hỏi D, E, F….có đúng vậy hem.
Xong chưa hết, đọc tiếp bài khác về kinh tế xã hội với cái nhìn bi quan hoặc các bài chửi bới người khác trên mạng. Comment chửi thêm vô cho đã tức. Share về FB của mình bình luận thêm vài câu hằn học. Hỏi bạn chứ follow người tiêu cực chi vậy. Nó ảnh hưởng tâm lý mình ghê lắm á. Bạn nói quen rồi, tối nào không bực bội không chịu được.
2. Hỏi tiếng Anh thế nào, bạn nói vẫn đang học. Học online cho đỡ tốn tiền. Bạn ơi, việc học online mà thi IELTS này nọ đủ điểm để du học, người học chỉ thành công khi có 2 ĐIỀU KIỆN sau:
1. Đầu óc xuất sắc, thông minh hơn người. Nói sơ sơ hiểu liền. Đã có nền tảng cơ bản tốt, học chỉ để nâng cao trình độ hoặc cải thiện điểm.
2. Kỷ luật cực kỳ cao, học là học, dẹp hết mọi thứ, chú tâm vào học
Những người không có 2 điều kiện trên, thì có 10 năm hay 20 năm học online, trình độ vẫn vậy. Đang học, ai "Hi" là "hi" lại liền thì học gì nổi. Sách giấy không đọc nổi luôn, đi tập thể dục tập gym tập võ cũng không. Vì mê cái online quá.
Nếu mình không có 2 Điều kiện cần và đủ trên, thì phải đi học offline với giáo viên, bạn học. Nên đăng ký vào lớp học nào đó cho có kỷ luật, có giáo viên để hỏi, giáo viên Tây càng tốt. Nếu được, bỏ 60 triệu qua Philippines học luôn 2 tháng, vừa về nước là đăng ký thi IELTS luôn. Và học là hướng đến mục tiêu bằng cấp quốc tế như IELTS, TOEFL, TOEIC…rồi xin đi làm chỗ có Tây, hoặc ra nước ngoài thực tập, xuất khẩu lao động, hoặc công việc có dùng tiếng Anh. Mình là thế hệ 9x, là phải đi, đi du học, du lịch, thực tập sinh, xuất khẩu lao động, trao đổi văn hóa, tình nguyện quốc tế, Aupair, working holiday...Đi vài năm rồi mới trở về, tầm nhìn rộng hơn để có thành tựu lớn lao hơn.
Đời có 80-90 năm thui, thọ lắm rồi đó. Mất 3 năm ngao ngán rồi, nếu năm 2017 này mình hem thay đổi thì cả đời còn lại cũng y chang vậy á.
Mà 100 bạn đọc bài này, chỉ có 1-2 bạn thay đổi thôi, chứ còn lại tối nay vẫn say đắm Iphone laptop à.


Read more…

Nỗi cô đơn thượng lưu

tháng 4 20, 2017 |
Ad ngồi cà phê sáng nay, nghe 1 nhóm bạn trẻ nói với nhau về chuyện sờ tác ấp (start-up). Đi cà phê ở VN rất thú vị, nghe lén được hết trơn các bàn xung quanh, vì phần lớn ai cũng nói với âm lượng khá lớn. Thấy có 1 bạn nói mở doanh nghiệp là phải thành công, thất bại không dám nhìn mặt mũi ai nữa. Cả nhóm gật gù đồng tình. Giống như xưa đậu ĐH, mở tiệc khao lớn quá nên thi rớt chuyển giai đoạn hay tốt nghiệp hem được là hem dám về nhà. Sự chia sẻ chuyện cá nhân ở ta luôn quá mức, chuyện mở DN là chuyện cá nhân của mình, mắc mớ tâm sự thông báo chi cho ba mẹ anh chị em bạn bè, rồi rắc rối giải trình miết. Gặp họ là cứ bị châm chọc “chào giám đốc”, hoặc “dạo này làm ông chủ đâu thèm nói chuyện với tui” nghe rất khó chịu. Cứ gặp mặt bà con dòng họ là bị hỏi “doanh nghiệp của con sao rồi, làm ăn được không”, lỡ thất bại thì thôi trốn luôn. Tự dưng gây áp lực cho mình chi vậy.
99% sờ tác ấp (start-up: khởi nghiệp) thất bại ở lần đầu tiên. Cả thế giới đều vậy cả. Nhưng họ thấy bình thường. Thất bại thì làm lại. Nhưng có một số người sĩ diện không vượt qua được. Thi rớt, thất bại làm ăn, ly hôn…là biến mất, vì lúc đậu ĐH làm to quá, lúc khai trương công ty hoành tráng quá, lúc đám cưới làm dữ dội quá. Gặp mọi người sợ hỏi. Hậu quả của chia sẻ cá nhân nhiệt tình là như vậy đấy.
Làm ăn, khởi nghiệp, âm thầm mà làm. Chỉ thông báo với người có thể giúp mình ví dụ có thể cho mượn vốn, giới thiệu vài mối quan hệ ban đầu. Còn người không thể giúp mình thì không nói, nói chi? Còn gia đình người thân, người thương mình thì tuyệt đối không. Họ lo lắng, quan tâm khiến mình mệt hơn. Chứ có ích lợi gì?
Vậy nhé các bạn. Khả năng giữ mồm giữ miệng, biết nên nói cái gì với ai, hoặc có những cái bí mật "sống để dạ chết mang theo"…tương ứng với độ trưởng thành về nhận thức. Một đứa trẻ nó không có giấu cái gì, nó thấy gì, nghe gì…thì nó nói y chang lại. Nhưng mình đã lớn, trưởng thành, chuẩn bị làm chủ thì phải khác. Chỉ chia sẻ kiến thức, vốn sống, kinh nghiệm, trí khôn, máu, tạng, tiền bạc, thông tin làm ăn học hành… cho người khác, chia sẻ mấy cái này nhiệt tình vào. Còn chuyện cá nhân của mình, của người khác thì KHÔNG chia sẻ, biết cũng không nói. Ai hỏi cũng lắc đầu cười cười đá qua chuyện khác. Phải chấp nhận cô đơn. Ông chủ nào chả cô đơn. Tuy nhiên, nỗi cô đơn thượng lưu cũng thú vị. Ví dụ ngồi 1 mình câu cá ở biển Caribe, hay 1 ly Sâm-panh trên tòa 88 tầng Jinmao Tower Thượng Hải, hoặc lặng lẽ đi Canada lựa máy bay riêng để mua theo ý mình, mình có chịu nổi cảm giác cô đơn đó không? Nếu chịu nổi thì mình đã có thể làm chủ được rồi đấy.
Còn nếu mình thấy việc đi mua xe máy Air Blade mà dắt cha mẹ anh em dòng họ theo để bàn tới bàn lui, hoặc việc ra bờ kè nhậu lẩu cá kèo cá lóc để bình luận chuyện 27 vs 72, ép bạn nhậu dzô 100%, rồi bóp cái lon bia quăng cái đất kêu cái rổn…mà thấy vui sướng hơn thì thui, hem nên đọc lại bài này lần nữa.


Read more…

Một đời tẻ nhạt

tháng 4 20, 2017 |
D Tony hỏi một bạn con dượng, năm nay con bao nhiêu rồi, bạn nói 30 tuổi. Hỏi, thế con nghĩ tuổi thọ con bao nhiêu thì hem hối tiếc, bạn nói dạ chắc sống tới 70 là OK. Hỏi tiếp, vậy con còn bao nhiêu năm tồn tại trên trái đất này, rồi thành đất thành cát, bạn nói dạ còn 40 năm nữa.
Gần cuối năm rồi, vậy là chỉ còn 39 năm nữa. Ước mơ khởi nghiệp ngành nghề gì, thì cứ làm đi. Đằng nào cũng làm, làm luôn chứ sao lại do dự mãi. Bạn nói con sợ cha sợ mẹ, ổng bả nghe con đi về tỉnh khởi nghiệp là mắng con chết. Rồi cha mẹ cũng mất, lúc đó hết sợ nhưng con già rồi, làm hem nổi. Bạn nói con sợ làm ăn bận rộn, hem có thời gian làm cho bạn bè buồn,...nó cũng có cuộc sống riêng, rảnh đâu mà nhậu với cà phê miết với mình. Bạn nói con quen sống ở thành phố, dịch vụ mọi thứ có sẵn, đông vui...giờ đi xa chịu sao nổi. Nuông chiều các thú vui thị thành cho bản thân, thì có kéo mãi cuộc vui được đâu. Có tiền, có sự nghiệp, có cơ đồ....thì có thể mua vui bất cứ lúc nào, mà còn vui cao cấp, vui "soang trạng", vui quốc tế....chứ hem phải vui quận 1 quận 2, Hoàn Kiếm, Sơn Trà.
Cuối năm gặp nhao đi nhạo tất niên, vẫn chừng ấy câu chuyện và trải nghiệm. Cứ tự hỏi, tôi là ai, là ai. Câu này lẽ ra phải được trả lời trước năm 18 tuổi, rồi sau đó là câu "tôi đang tạo ra chính tôi, cái người mà tôi mong muốn". Chứ trả lời được Tôi là ai thì già rồi, còn ý nghĩa gì nữa.
Rất nhiều bạn biết, nhưng kêu đi xa là sợ. Kêu làm là ngại. Nên thôi cứ ổn định:
“Sáng xách xe đi, tối xách về
Một ngày như hàng vạn ngày qua
Đang quẹt Iphone thì bạn gọi
“nhậu hem”, liền nói “chút tao ra”.
Rồi than thở cuộc đời tẻ nhạt.
Tẻ hay nhạt là do mình.
Xưa mình lấy gạo tẻ nấu thì sao thành xôi được.
Muốn bớt tẻ, bớt nhạt thì thêm bột thêm đường thêm muối.
Hoặc bỏ luôn cái nồi đó, nấu nồi khác. Lần này mình chơi luôn gạo nếp, nhiều muối, lá cẩm, lá dứa, gấc...gì đó cho nó nhiều màu.
Thì sẽ khác.


Read more…

Cho vừa lòng em

tháng 4 20, 2017 |
Mình khởi nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ một cái gì đó, có nên kêu gọi bạn bè, gia đình, người quen ủng hộ mình hem? Câu trả lời là hem. Chớ có dại dột.
Nhiều bạn ngạc nhiên, nhưng đó là sự thật. Tư duy của tiểu thương nhỏ hẹp xưa nay nên khi mình mở ra làm, khách hàng mình nghĩ đầu tiên là người quen. Ví dụ nói với bạn bè, tao mới mở quán bún bò trên đường X, mày nhớ ghé ăn. Rồi nó ghé ăn bún chỗ mình, dẫn đến rất nhiều lúng túng. Mình bán phải đặc biệt tí, thêm thịt thêm bún, chứ giống khách khác thì cũng không ổn. Nó ăn xong, mình không giảm giá cũng kỳ, mình lấy tiền cũng kỳ, mà không lấy tiền thì cũng kỳ nốt. Cảm giác MANG ƠN, nợ 1 món nợ tình cảm nó đè nặng trên người.
Dưới góc độ người ủng hộ, họ sẽ suy nghĩ khác. Nếu lấy tiền, nó sẽ nói trời ơi nó chủ quán mà vô ăn nó cũng lấy tiền, đi kể tùm lum. Không lấy tiền nó nói trời ơi sao không lấy, tao ngại quá bữa sau tao không qua nữa, hoặc đứa phức tạp hơn nó còn nghĩ "nó làm chủ rồi, nó khinh không lấy tiền tao", cũng đi kể tùm lum. Cuối cùng phải làm sao cho vừa lòng người đây, người ơi?
TỐT NHẤT là KHÔNG KỂ, KHÔNG TÂM SỰ chuyện kinh doanh của mình cho người thân bạn bè, kể cả cha mẹ vợ chồng con cái. Chuyện ai nấy làm. Không bán cho người thân là nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh. Những bạn làm sale, làm bán hàng, mới vô thấy bán khí thế, nhưng toàn cho người quen người nhà...thì đứa đó quá dở. Vì người thân của nó mua xong thì hết mối. Một số bạn tuyển nhân viên kinh doanh, thấy nó có quan hệ gia tộc nhiều, mừng quá mời vào, tuy nhiên không lâu dài được, nó bán xong cho ông chú bên Việt Teo, ông cậu bên Việt Tóp...thì hết biết bán cho ai, bèn nghỉ việc.
ĐỪNG BAO GIỜ TẬP TRUNG THỜI GIAN BÁN CHO ĐỐI TƯỢNG ỦNG HỘ. Ủng hộ thì không lâu dài được. Nhớ nhé các bạn. Đừng có nghĩ chồng mình làm hiệu trưởng cái trường đó mà mở căng tin bán cho học trò, giáo viên để họ ủng hộ. Họ ủng hộ cũng chỉ vài ba bữa à, mà uy tín của chồng mình lại không được tốt, lỡ nó ăn của vợ mình rồi thì mình khiển trách nó không mạnh miệng được nữa. Xưa thời bao cấp khó khăn, có nhiều thầy cô giáo vừa đi dạy vừa bán cà rem. Có lần học trò nó làm sai, cô giáo cho nó 1 điểm, nó khóc nó nói, sao em mua cà rem của cô mà cô cho em có 1 điểm? Bữa sau em sẽ mua cà rem của bà Tư ngoài cổng trường cho cô biết mặt, I will let you know my face. Đấy, nó khổ thế thấy, nó là học trò, tự dưng biến thành khách hàng, ép nó ủng hộ thì sao mà lâu dài được. Chưa kể là quan hệ công việc (dạy-học) sẽ không tốt do có business cà rem xen vào.
Làm kinh doanh, cách xây dựng khách hàng đúng là phải tìm khách ổn định, tìm khách bên ngoài, tìm khách có nhu cầu. Việc mua hàng phải xuất phát từ NHU CẦU. Người ta không có nhu cầu thì tạo cho người ta nhu cầu. Xưa admin thấy dượng Tony ra sách, dượng nói đối tượng chính của dượng là người chưa bao giờ đọc sách. Dượng đang tạo ra nhu cầu bằng cách xây dựng "văn hóa đọc", và đúng vậy, rất nhiều bạn, quyển Cà phê cùng Tony là quyền sách đầu tiên họ đọc trong đời sau mấy cuốn sách giáo khoa. Hay phân bón dượng ấy bán, cũng toàn do dượng hướng dẫn những người có tiền, có chí để họ mở nông trại, xuất khẩu nông sản, rồi họ mua phân để sử dụng...Dượng ấy bán phân nhưng không lấy mất thị phần của các hãng phân khác, nên hẻm có đối thủ cạnh tranh hay có ai ghét cả. Nhật muốn bán xe ô tô cho Ấn Độ, họ đã viện trợ cho nước bạn hệ thống đường sá cao tốc này nọ, tạo ra nhu cầu mua xe cho người dân nước này. Ví dụ vậy.
Mấy lời nhắn nhủ cho các bạn mới khởi nghiệp. Tự xây dựng hệ thống khách mới toanh, rồi biến họ thành khách ruột, khách quen, bạn hàng. Tạo ra nhu cầu, biến không thành có.


Read more…

Chuyện quả xoài

tháng 4 20, 2017 |
1. Cách đây 3 năm, 2 bạn K,Q, lúc đó đang học khoa Sinh của ĐH Đà Lạt, trong lần giao lưu CLB con dượng ở Đà Lạt có hỏi, "theo dượng, tụi con phải học và làm sao để có mức lương 50 triệu/tháng. Vì chỉ có mức lương đó, tụi con mới có thể để dành mà đi du học, dự định của tụi con là ra trường làm 2 năm sau đó đi châu Âu du học". Lúc đó mọi người đều cười và bĩu môi, nói đi bán hàng đa cấp đi, sao ảo tưởng quá. Vì nhiều người đang mặc định sinh viên ra trường là non kinh nghiệm, là dở, là kém, kiếm được vài ba triệu đồng/tháng là may mắn lắm. Thất nghiệp đầy ra kìa mà còn đòi hỏi.
Lúc đó, admin thấy dượng Tony nói là các bạn hiểu sai câu hỏi này rồi. Đó là 1 câu hỏi thông minh và rõ ràng. Khi giao lưu với các chủ DN, các CEO các tập đoàn, sinh viên Harvard cũng hỏi làm thế nào để được nhận vô phố Wall làm với mức lương 240,000 đô/năm (tức 20,000 đô/tháng), hay làm thế nào để vào được NASA, Boeing. Nhà tuyển dụng nếu biết thì chỉ cho sinh viên, nếu không biết thì thôi. Phải có một trình độ triết học rất sâu mới hiểu câu hỏi này.
Lương chính là giá cả của hàng hóa sức lao động. Mà sức lao động thì là một HÀNG HÓA THAY ĐỔI THEO NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI ĐÓ. Nó muốn tốt là tốt, nó muốn xấu là xấu. Hàng chất lượng càng cao thì bán giá càng cao. Lúc đi học, các bạn phải làm cho chất lượng sức lao động của mình cao hơn thông qua việc học.
Học này không phải điếm số hay bằng cấp. Học giỏi theo quan niệm xưa nay của mình, là có điểm số cao, bằng đẹp, học vị tiến sĩ này nọ. Thật ra, nó chỉ là kỹ năng thi cử về KIẾN THỨC.
Học là quá trình NẠP VÔ ĐẦU mình những CÁI GÌ ĐÓ, mà sau này có thể biến CÁI ĐÓ thành THÀNH TỰU. Học bao gồm học kiến thức, trải nghiệm, ngoại ngữ, kỹ năng cứng, kỹ năng mềm, tập luyện thể chất và bản lĩnh...từ trong trường và bên ngoài.
Sau đó thì nghe lời dượng Tony, 2 bạn này đã tham gia mọi cuộc thi hùng biện, khởi nghiệp, nhà doanh nghiệp tương lai. Các bạn học đêm học ngày để có IELTS 7.0 trước khi ra trường. Các bạn cũng tham gia công trình nghiên cứu khoa học tham dự cấp bộ, tham gia các bài báo với giảng viên để công bố quốc tế. Đồng thời rèn luyện thể lực kinh hoàng để vô cùng khỏe mạnh (2 bạn tham dự học võ ở CLB võ thuật tỉnh Lâm Đồng sau buổi nói chuyện hôm đó). Hai bạn cũng tham gia hiến máu, hiến tạng, tình nguyện, công tác xã hội, làm thêm bán thời gian đủ cả.
Khi ra trường, 1 bạn đã được một công ty dược phẩm của Nhật ở Tp HCM đã nhận vào làm với mức lương khởi điểm 50 triệu/tháng, tức khoảng 2300 đô. Một bạn ở lại Đà Lạt làm cho 1 liên doanh trồng hoa xuất khẩu của Đài Loan, mức lương 1800 đô/tháng.
Và bây giờ, tháng 9 vừa rồi, cả 2 bạn đều đã đi Phần Lan du học sau khi tích lũy đủ tiền ăn ở, vì bên đó miễn học phí.
2. Cho nên, nếu các bạn sinh viên hỏi làm thế nào để đạt mức lương 2000 đô, mình biết thì mình chỉ, không thì thôi. Không nên nói "em làm cho anh 15,000 đô đi, anh trả lại cho em 2,000 đô", câu trả lời này sai về bản chất vì người ta hỏi phải HỌC VÀ RÈN LUYỆN thế nào. Mình không biết thì nói "anh không biết em ơi, xưa anh vô làm lương khởi điểm cũng có 4 triệu à, nên em hỏi vậy sao anh biết mà anh chỉ cho em được". Hoặc nói "công ty anh chưa bao giờ trả ai lương khởi điểm cao thế, nên anh không biết tiêu chuẩn thế nào, em có thể hỏi các anh chị từng vô được các tập đoàn lớn để biết". Lương khởi điểm của một số tập đoàn lớn, mức 2000 đô là bình thường, có khi còn quá thấp. Có một tập đoàn sữa nọ còn trả lương khởi điểm cho nhân viên phòng marketing là 5000 đô/tháng. Và vẫn có rất nhiều bạn tốt nghiệp ĐH xong và được nhận vào đây làm.
Lương là giá cả của sức lao động. Nói về giá thì giá nào chẳng có. 5,000 đô, 10,000 đô hay 100,000 đô/tháng vẫn có. Vấn đề là nó có tố chất và thông qua rèn luyện, BIẾT HỌC, HỌC ĐÚNG, thì bán được mức này, vậy thôi.
Mình quen xài đồ bình dân, chỉ biết có hàng bình dân nên không biết là 1 cái túi xách Hermes có khi lên tới 20,000 đô. Nhiều bạn ngạc nhiên mãi là tại sao chỉ là cái túi đựng đồ thôi mà mắc đến như vậy? Không hiểu nên mắng chửi người mua là đồ khùng đồ điên đồ sĩ diện đồ ngu. Cũng chỉ là phòng ngủ khách sạn, sao có người lại bỏ 100 triệu/ngủ 1 đêm? Đám đông mà biết, nó mắng cái đồ hoang phí, đua đòi, không giúp đỡ người nghèo, đại loại vậy. Ngu khùng mà người ta có tiền mua, còn mình hem ngu hem khùng, mình khôn quá trời mà hem có. Sao lạ vậy?
Thế giới hàng cao cấp, xa xỉ nó có cái lý của nó, mà đám đông bình dân chưa hiểu hết được. Ad cũng từng nghĩ, thôi làm chi cho lắm, ngày ăn cũng 3 bữa chứ nhiêu. Nhưng sau lần đi du lịch tới Maldives, tận mắt chứng kiến sự thụ hưởng của các triệu phú, tỷ phú...mình đã có một quan điểm hoàn toàn khác. Thế giới người ta quá khác với thế giới bé nhỏ và chật hẹp của mình. Và cái họ giúp người, giúp đời...cũng lặng lẽ mà mình không biết. Tiền của họ làm ra, cũng lạ lùng sáng tạo và cật lực lắm, chứ không phải tiêu cực như mình nghĩ. Cũng do xưa nay mình ít đi đâu, mình làm ít tiền quá, thế giới của mình chỉ xoay quanh VIỆC ĂN, nên mới kết luận "làm cho lắm cũng ăn ba bữa". Ai làm ra tiền nhiều, mình cảm giác nó không thể, vì người bình thường luôn lấy khả năng của mình để kết luận người khác.
3. Nhìn lên là để phấn đấu, để đạt được giống vậy và thậm chí cao hơn. Nhìn máy bay là ước mơ và ra kế hoạch để bay cao hơn. Không phải lấy cái sào kéo xuống như hái xoài ở quê. Tâm lý hái không được thì chọt cho nó rụng.
Máy bay nó khác, hem phải trái xoài. Mình có chọt miết nó cũng hem có rụng. Có mắng chửi, bực bội thế nào thì chỉ khổ mình thôi. Mình đang đứng chống nạnh chửi dưới gốc xoài thì nó bay mất và đáp xuống một thiên đường nghỉ dưỡng nào đó. Bước ra khỏi máy bay là những người ăn vận với những bộ quần áo vài chục ngàn đô trên người, là những chú chó cưng có tên riêng và có hộ chiếu, những chai nước hoa mà cả làng mình bán hết xoài, vặt luôn cả lá cũng không mua nổi.
4. Bèn bước vô nhà, lầm bầm suy nghĩ. Phải nghĩ khác, làm khác đám đông vậy.


Read more…

Cải số được không?

tháng 4 20, 2017 |
Từ 16-19 tháng 11, ở hội chợ Foodexpo tại SECC, số 799 Nguyễn Văn Linh, Q7, Tp HCM, có một nhóm khởi nghiệp trong CLB con dượng đến trưng bày sản phẩm. Các bạn có thể đến để học tập mô hình, dùng thử sản phầm, xem cơ hội hợp tác. Ví dụ như chị Trang đã xây dựng nhà máy nước ép Thanh Long ở Phan Thiết, với dây chuyền thiết bị đầy đủ ISO cả rồi, thì mình có thể liên hệ để chị gia công cho, ví dụ nước dừa tươi, nước tỏi đen, hay cái gì đó, thương hiệu riêng của mình. Thay vì tự xây nhà máy, mình có thể liên hệ với chị để tận dụng hết máy móc thiết bị. Hoặc mình có thể nhận làm phân phối, nếu giỏi về thương mại.
Mai và mốt, chỉ các bạn có card visit mới được vào cổng. Còn 2 ngày sau đó thì mở cửa tự do cho khách tham quan. Các bạn sắp xếp tham dự nhé.
Mời các bạn cùng đọc lại bài viết tâm sự của chị Trang 2 năm trước. Biết đâu bạn sẽ tìm được hướng đi của mình từ những dòng chữ giản dị dưới dây.
Số phận đã bắt chị làm công nhân. Nhưng chị không muốn, và thế là chị đã trở thành một nữ doanh nhân. Các bạn hãy tin vào điều này: người ta hoàn toàn có thể cải số (hoán cải số phận) bằng ý chí. Bạn có thể đã đọc rồi, nhưng nên đọc lại. Vì có những câu chuyện, ta không thể đọc chỉ 1 lần.
---------------------------------------------------
“Tôi sinh ra và lớn lên ở Bình Thuận. Những năm đầu thập niên 90, khi tốt nghiệp lớp 9, gia đình khó khăn quá nên tôi bỏ học, vô Sài Gòn làm công nhân may tại xí nghiệp giầy dép Bitis. Hàng tháng tôi lãnh lương khoảng 500,000 đ, trừ tiền nhà và tiền ăn, còn lại tôi sắm 5 phân vàng gửi về phụ giúp cha mẹ. Công việc bên chiếc máy may cứ thế cuốn tôi vào, những đêm tôi ngủ gà gật bị kim đâm chảy máu. Tôi nhìn các bạn trang lứa mặc áo dài trắng đạp xe trên phố, bao lần tôi tủi thân khóc cho số phận mình.
Sau khi chị gái lập gia đình, anh rể đã giúp đỡ gia đình tôi rất nhiều về vật chất. Vì ham học, tôi kiên quyết về quê tiếp tục học cấp 3. Tôi trở lại Sài Gòn để theo học đại học tại chức, vì không thi đỗ chính quy. Tôi xin việc phục vụ buffet hoặc bán hàng, tiếp thị trên phố ngoài giờ học để tích lũy kinh nghiệm. Tốt nghiệp, tôi bắt đầu với vị trí “giúp việc” cho các phòng ban, trực điện thoại, photocopy, quét dọn, pha cafe cho khách, mua đồ ăn trưa cho mọi người…ở một công ty Hàn Quốc. Sau đó công ty mở rộng thêm lĩnh vực may mặc, ông chủ xây dựng một nhà máy lớn ở Củ Chi, tôi được ông giao công việc cân đối nguyên phụ liệu, cùng theo dõi tiến độ, xử lý, làm việc trực tiếp với các nhà máy cho đến khi hàng được xuất đi, có nhiều lúc chúng tôi trở về nhà 4, 5h sáng.
Tôi công tác trong ngành may 5 năm thì lấy chồng. Sau khi sinh em bé, tôi nghỉ việc và tự kinh doanh đồ dùng trẻ sơ sinh của nước ngoài. Lúc đầu công việc khá thuận lợi, tuy nhiên tỷ giá tiền Việt và USD cứ thay đổi liên tục. Lúc đó tôi nghĩ mình phải làm một cái gì đó để thu ngoại tệ thay vì phải thanh toán ngoại tệ cho nước khác. Thế là tôi quay về quê, lúc này một số bạn học của tôi vẫn sống ở quê và đa phần đều có cuộc sống khá giả từ cây thanh long. Thanh long Phan Thiết xuất khẩu bằng đường tiểu ngạch qua TQ là chủ yếu, vô cùng phụ thuộc vào thị trường nước bạn. Tôi muốn tìm cho mình hướng đi mới.
Rồi tôi liên lạc với Sở KHCN và được họ cho biết có 1 nhóm kỹ sư thực hiện đề tài nước ép Thanh Long trước đó 3 năm, nghiên cứu xong thì không có đơn vị ứng dụng nên cất trong tủ, cần họ giới thiệu cho. Mọi việc được tiến hành rất nhanh, tôi ký hợp đồng thuê đất trong KCN, thuê thiết kế nhà xưởng, mời đơn vị tư vấn ngành thực phẩm… Tuy nhiên một vấn đề lớn đã xảy ra, nhóm nghiên cứu đã tìm cách thoái thác không chuyển giao kỹ thuật ở phút thứ 89, dù các anh ở Sở cố gắng thuyết phục họ. Tôi lại không phải người được đào tạo ngành chế biến thực phẩm, không hình dung được một cái nồi nấu là gì huống chi cả một dây chuyền thiết bị. Mấy tháng trời, ở Sài Gòn chỗ nào có triển lãm là có mặt tôi, chỗ nào có cung cấp thiết bị, gần xa gì tôi cũng mò tới. Nơi nào cung cấp phụ gia thực phẩm là tôi gọi như bạo động. Song song đó tôi viết dự án theo mẫu, may nhờ có một người em đã phụ giúp tôi hoàn thiện dự án để xin tài trợ chương trình sản xuất thử nghiệm. Ngày tôi ra hội đồng thuyết trình dự án, nhà máy đã sắp hoàn thành phần xây dựng cơ bản. Hội đồng thấy sự quyết tâm (và cả liều lĩnh ) của tôi nên đa số đều bỏ phiếu ủng hộ thông qua. Tôi đạt số điểm rất cao và xin được số tiền kỷ lục cho một dự án tại tỉnh Bình Thuận. Từ chỉ vài ba chục triệu đồng ít ỏi tự tích luỹ, nhờ tiền của dự án tài trợ nên tôi đã sở hữu được một nhà máy của riêng mình.
Tôi đi đi lại lại giữa SG – Phan Thiết như con thoi để hối thúc tiến độ, những đêm thức trắng để nghiền ngẫm quyển tài liệu dày ngàn trang. Sau khi nhà máy hoàn thiện, các thiết bị được đưa về từ từ, tôi nhìn những thiết bị đó như nhìn những cỗ phi thuyền từ hành tinh nào xuất hiện. Rồi những nhân viên đầu tiên của tôi có mặt. Một bạn chuyên trách về thực phẩm về hỗ trợ tôi. Từ đây là chuỗi những thử thách của tôi bắt đầu. Tôi vật lộn trong nhà máy, việc rửa sạch, chần, tách hạt quay, khuấy trong nồi…tôi và anh em lao vào nghiên cứu vận hành, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, có hôm bị các ống hơi nóng phỏng người. Và bao nhiêu nỗi cực khác mà chỉ có người làm sản xuất nói ra mới hiểu.
Rồi vấn đề về nhân sự cũng làm tôi đau đầu nhưng nhờ quyết tâm của mọi người nên từ từ mọi thứ đều trở nên tốt đẹp hơn. Thành phẩm có cái mới để 7 ngày đã nhiễm vi sinh căng phồng, có cái vỡ tung, cái nổ bôm bốp. Mấy tháng trời chúng tôi vật lộn với hàng trăm sự cố, tìm cách khắc phục, thêm cái này, bớt cái kia, bỏ cái nọ, thay mới cái nớ… cuối cùng chúng tôi cũng hoàn thiện được công thức, ra được sản phẩm hoàn hảo. Tôi mang sản phẩm đặt lên bàn vị lãnh đạo sở KHCN, tôi thấy trong mắt ông có một sự vui mừng không giấu được. Đứa em đã âm thầm sát cánh bên tôi, tôi thấy niềm vui trong mắt nó lấp lánh. Đến nay dường như công thức chế biến đã 100% thay đổi so với công thức nghiên cứu ban đầu.
Đến lúc đưa sản phẩm ra thị trường, đó là khoảng thời gian có thể nói là vắt kiệt sức lực, tinh thần, tài chính của tôi và của gia đình. Tôi phải đối mặt với vô vàn khó khăn để duy trì công việc. Có những lúc tôi muốn buông tay, rồi tôi lại bừng tỉnh, không cho phép mình gục ngã. Vì bên cạnh tôi bây giờ có gia đình và những người đã âm thầm ủng hộ. Và hơn hết, sau lưng tôi là hàng ngàn ánh mắt hồn hậu của nông dân trồng thanh long ở xứ cát nóng này. Tôi sinh ra ở đây và tôi sẽ phải trả nợ quê hương bằng tất cả sức lực và trí tuệ của mình. Rồi hàng ngàn nhà máy sẽ mọc lên trên đất Việt. Những nhà máy chế biến vải ở Bắc Giang, những nhà máy nước bưởi thanh trà ở Huế, những nhà máy sô-cô-la ở Tây Nguyên, những nhà máy thủy sản ở Tây Nam Bộ…Nếu có lời nhắn nhủ, nếu bạn có chút tài năng và ý chí, bạn hãy khởi nghiệp sản xuất cho quê hương bạn. Cứ gõ đi, cửa sẽ mở.
Tôi chỉ là người con gái bé nhỏ, xuất phát điểm từ một cô công dân dệt may ở quê nghèo, tôi đã làm được một nhà máy lớn và góp phần giúp nông sản quê hương tôi không bị ép giá. Tôi đã làm được, thì các bạn ơi, tại sao các bạn lại không?


Read more…

Chọn cái bấp bênh

tháng 4 20, 2017 |
Sáng nay Tony đi hội thảo nhân sự doanh nghiệp, thấy có mấy ý hay đúc kết lại:
1. Vốn quý nhất của doanh nghiệp là con người. Điều này đúng, nhưng chưa đủ. Người ở đây phải là người có năng lực, có đầu óc. Còn người tào lao thì lỡ nhận vô rồi, chỉ ước mong nó nộp đơn xin thôi việc sớm.
2. Tính cách đầu tiên và quan trọng nhất của người có năng lực: tính chủ động. Họ không bao giờ có thời gian trống. Ở chỗ làm, họ làm việc A, việc B, việc C..., thậm chí nếu họ không đủ thời gian để làm thì họ sẽ giao hoặc nhờ người khác làm. Còn ở nhà, là nhiều hoạt động thú vị, lúc dọn dẹp nhà cửa, lúc trồng cây, lúc đi học võ đánh đàn, bơi lội, từ thiện. Sống, làm việc với người có năng lực thì sẽ không bao giờ tẻ nhạt.
3. Còn người kém năng lực thì vô cùng thụ động, não trạng và thân thể rất lười. Hỏi mới trả lời. Nên cứ phải bị hỏi, việc A sao rồi, việc B tới đâu rồi. Họ xử lý mọi thứ vô cùng chậm, vì quên. Có ai nhắc mới nhớ, mới lôi ra làm. Trong chỗ làm, quản lý phải hỏi thì mới biết nó đang làm gì, mới biết việc đó đang diễn biến tới đâu. Quản lý đưa ra nguyên tắc làm việc, quy trình làm việc và hướng dẫn vài lần, đứa có năng lực sẽ hiểu ra vấn đề và thay đổi, chủ động làm và báo cáo, còn đứa kém thì phải cầm tay chỉ việc. Đốc thúc, theo dõi đến mệt mỏi.
4. Thời sinh viên, đứa nào kêu đi làm thêm, bứt tóc móc mắt nói "không biết làm gì ngoài dạy thêm" thì có học giỏi cỡ nào, ra đời cũng chỉ là 1 nhân viên bình thường, vì không có sự sáng tạo hay quyết đoán, chịu khó chịu khổ, tính cách hay ngại ngùng sĩ diện. Nhóm này, mình chớ cân nhắc làm lãnh đạo hay làm quản lý, nó sẽ mang lại đống nợ cho công ty, hoặc khiến công ty sớm đóng cửa. Quản lý hay lãnh đạo mà để doanh nghiệp thua lỗ thì là do lỗi của họ.
5. Mình nhận nhân viên mới, thấy có tư chất, tài năng, chịu thương chịu khó thì tích cực chăm bón cho "hạt giống" ấy nẩy mầm. Còn thấy đứa bình thường, chỉ ngoan, hiền, thì nên giao việc bình thường, khả năng người ta có vậy. Kỳ vọng nhiều, thất vọng lớn. Năng lực làm việc này không liên quan gì đến bằng cấp, học vị, khả năng ăn nói, viết lách, gia thế, dòng họ. Phải giao việc thực tế thì mới biết có tài hay bất tài.
6. Hàng ngày, nhân viên nên yêu cầu quản lý nhóm (team leader) giao việc cho mình, các quản lý cấp cao hơn tìm việc cho mình. Nói mình chỉ là nhân viên, các anh là quản lý, phải làm cho ra quản lý, lãnh đạo. Cứ ra quy tắc, tụi này sẽ theo. Sai đuổi, phạt. Tốt thưởng. Chủ động đề xuất như vậy. Có bạn ví dụ ví von trong thế giới tự nhiên, từ con vịt trở lên là đã tổ chức một con đầu đàn. Con đầu đàn sẽ có trách nhiệm dắt đàn đi, tìm một bãi cỏ xanh hơn, nước ngọt hơn, cá tôm nhiều hơn cho cả đàn no bụng. Khi có kẻ thù, con đầu đàn sẽ hướng dẫn cả đàn chạy trốn hoặc chống lại. Con đầu đàn có nhiệm vụ, có trách nhiệm rất khổ, nhưng cũng có quyền lợi rất lớn. Được "ăn trên ngồi trước", được các con khác bảo vệ khi ăn khi ngủ, được quyền chọn bồ. Đó là điều vô cùng công bằng, trách nhiệm lớn thì quyền lợi cũng phải lớn, đừng mong nghèo khổ họ giống mình mà trách nhiệm thì lớn. Vậy là bất công.
7. Khuyến khích các bạn trẻ khởi nghiệp, là khuyến khích nhóm có năng lực, có đầu óc và tố chất làm chủ đang mắc kẹt vô tư tưởng ổn định chắc ăn (trung bình mỗi xã hội, nhóm này chiếm khoảng 5% dân số). Chỉ có nhóm này mới làm nên chuyện. Hem phải khuyến khích nhóm không có năng lực (95%), vì tụi nó sẽ làm theo phong trào, hào hứng cho vui 3 bữa rồi đi học thạc sĩ MBA, hay đi xin việc trở lại, chứ làm chủ gì nổi. Cũng hay cản người khác, vì mình làm không được nhưng cũng hem muốn ai làm được.
Mỗi cá nhân nên tự xét mình, khả năng không có thì mình chỉ nên yên phận làm cấp dưới, làm nhiệt tình cho người ta mà chia tiền, hem nên đứng mũi chịu sào rồi bị stress, ảnh hưởng đến nhan sắc. Đã kém, đã dở thì phải đẹp để gỡ lại.
8. Trong hội thảo có một diễn giả đặc biệt, tên Lý, 28 tuổi, người gốc Hoa. Anh Lý học tới lớp 12 thì nghỉ vì thi ĐH không đậu. Anh mày mò mở doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo 10 năm nay. Lúc anh bắt đầu chia sẻ, các diễn giả khác (vốn có học hàm học vị, đọc sách nhiều) coi thường, cười cợt. Anh thú nhận là không rành các khái niệm "điểm hoà vốn, tỷ suất lợi nhuận, quản trị chuỗi cung ứng, tỷ suất PE PS ROI...". "Ngộ chỉ biết ngộ tự làm từ cái chảo chiên bánh, rồi mở quán bán, rồi đi bỏ mối, rồi mở xưởng, rồi đông người làm quá, nhà ngộ trong Chợ Lớn hem đủ chỗ làm nên ngộ xuống khu công nghiệp dưới Long An lấy 3 héc ta làm cái nhà máy". Nghe đến đây thì mọi người choáng váng. Nhiều bạn đứng lên hỏi, anh có lời khuyên gì cho sinh viên, ra trường nên xin vào đâu để ổn định. Anh nói, nếu đi làm cho người ta, người ta phát lương cho mình, mình phụ thuộc người khác thì sao "ổn định" được. Mình làm dở, chủ nó đuổi. Mình làm tốt, nhưng chủ nó tham, mình cũng có nhiêu đó tiền. Mình hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhưng chủ quản lý bất tài dẫn đến thua lỗ, mình mất việc. Muốn ổn định, cách duy nhất là mình làm chủ cuộc sống của mình bằng cách sản xuất. Chứ thương mại mua bán thì cũng phụ thuộc người bán người mua, nó biết nhau hết thì mình mất mối. Hay mấy cái kinh doanh đa tình đa đoan, tài chính chứng khoán, môi giới bất động sản này nọ...cá nhân tui thấy có gì ổn định, vì phụ thuộc người khác hết trơn. Chỉ có sản xuất ra 1 cái gì đó, tạo ra của cải cho con người sử dụng, mới gọi là căn cơ, ổn định.
MC hỏi về "hiệu quả kinh doanh", anh không hiểu. Cái MC mới diễn nôm là "tiền lời hàng tháng", anh liền nói. "Tiền lời bấp bênh lắm. Có tháng kiếm được 6-7 tỷ, có tháng chỉ 2-3 trăm triệu thôi".
Nghe xong, một số bạn có mong ước "thu nhập ổn định" xịu mặt nhìn nhau.
Ai ai cũng muốn thu nhập bấp bênh như anh Lý.


Read more…

Ăn chắc, mặc bền

tháng 4 20, 2017 |
1. Tony có 6 tháng làm cho một tập đoàn tại Hồng Công thời còn trẻ. Trong 6 tháng đó, có nhiều bài học quý giá mà ông chủ và đồng nghiệp xứ cảng thơm này đã chỉ dạy.
Khi về nước, ông chủ dặn, mày không nên làm ăn hợp tác với giáo viên và nghệ sĩ. Lúc đó Tony sốc vì mẹ mình là giáo viên, còn bạn bè mình nghệ sĩ cũng nhiều, nghe như có cái gì đó không phải. Nhưng ổng nói, ý tao ở đây là phần lớn giáo viên bị bệnh chắc ăn nên làm ăn rất khó. Rủ làm ăn, họ căng thẳng lắm, 3 bữa là đòi rút vốn à. Còn nghệ sĩ, đầu óc của họ là nghệ thuật, kém về quản lý tài chính, nên làm ăn 3 bữa là lên báo khóc vì phá sản. Thường nghệ sĩ muốn làm thành công, phải có công ty quản lý đầu tư đứng ra. Tony thấy cũng đúng, vì bạn bè nghệ sĩ của mình làm ăn thua lỗ miết, tư duy về tiền bạc của họ cực kỳ lộn xộn. Tiền hàng thay vì trả cho nhà cung cấp thì đem đi trả lương, hoặc mua sắm những thứ không cần thiết do cao hứng. Thế còn giáo viên, Tony hỏi. Ông chủ đáp, đó là một nghề đặc thù. Họ chọn làm nghề giáo viên thì trong gene của họ có sự chắc ăn rất lớn rồi, mà chắc ăn lại là KHÔNG ĐƯỢC PHÉP CÓ trong "tố chất doanh nhân". Học sinh châu Á từ nhỏ thường ngoan ngoãn nghe lời thầy cô dạy dỗ, nên bệnh chắc ăn ít nhiều thấm vào người. Ông hỏi, hồi năm 18 tuổi, mày có được thầy cô trường tư vấn nghề nghiệp không. Tony bảo là có, hồi đó ai cũng bắt tụi tao nộp đơn 5-6 trường. Tụi tao khối A thì nộp một khoa toán tin ĐH tổng hợp, một trường kinh tế, một trường bách khoa, rồi giao thông vận tải, thuỷ sản...rồi thêm mấy cao đẳng nữa. Cái ổng hỏi rùi mày thì sao, Tony nói tao hem chịu, tao chỉ thi có 1 trường, rớt thì thôi đi làm lao động chân tay, chứ mình có đam mê các ngành khác đâu mà thi tùm lum vậy. Nhưng bạn bè thì đều thi rất nhiều, căng thẳng vì 5 trường đều đậu, lựa chọn mắc mệt. Năng lực cứ như đa khoa, ngành gì cũng học, cũng làm được.
Nói mới nhớ bữa nộp đơn, cô chủ nhiệm thấy mình chỉ nộp một hồ sơ thì la um sùm. Thầy hiệu trưởng cũng phân tích rủi ro lắm nếu chỉ thi một trường. Quan niệm xưa cũ, trường muốn có "bề dày thành tích" gì đó, một trong những tiêu chí đánh giá là "lượng học sinh vào ĐH". Giờ nghĩ lại thấy buồn cười, học sinh vào ĐH là lựa chọn cá nhân của các bạn, liên quan gì đến trường phổ thông, vốn là nơi cung cấp kiến thức cơ bản, phổ thông cho con người. Thời Tony học, mỗi ngành chỉ có 1 trường ĐH nên Tony kiên quyết nói em chỉ thích ngành đó, trường đó. Cô và thầy phân tích cũng lâu lắm, nhưng tất cả im bặt khi Tony bảo là nhà em không có tiền, nếu thầy cô muốn thì cho em tiền đi, em thi hết chục trường cũng được. Nhưng em báo trước là ngành em chọn mà rớt, dù mấy trường kia thủ khoa thì em cũng không học. Ai cũng lắc đầu, nói thằng này lạ. Quá lạ.
2. Mark Zuckerberg, ông chủ facebook mà chúng ta đang kết nối với nhau, được xem là một bộ óc xuất sắc của nhân loại hiện nay. Câu nổi tiếng của anh: "Rủi ro lớn nhất là không dám rủi ro. Trong thế giới thay đổi nhanh chóng hiện nay, có một cách làm đảm bảo bạn sẽ thất bại trong mọi thứ, chính là KHÔNG DÁM MẠO HIỂM".
Như vậy, “chắc ăn” sẽ chứa đựng nhiều rủi ro hơn “mạo hiểm“. Một con tàu ra khơi sẽ an toàn hơn việc nó nằm ở cảng. Sóng thần không gây hại ngoài khơi, nó chỉ tàn phá đất liền, nơi con tàu tưởng như bình yên trú ngụ.
Thế giới đã khác, cách tiếp cận của giới trẻ phải khác. Đặc biệt là việc chọn nghề để học và chọn việc để làm, để khởi nghiệp.
Hình mẫu ngoan hiền, vở sạch chữ đẹp, “khi đi em hỏi khi về em chào, miệng em chúm chím mẹ có yêu hem nè” không được đánh giá cao nữa. Hình mẫu cá tính, đột phá, quyết đoán, làm khác, nghĩ khác, xê dịch, mạo hiểm, thay đổi…(nhưng không hư) là hình mẫu giới trẻ mà thế giới đang cần.
Nhưng thật tiếc là cái này lại vô cùng hiếm ở châu Á. Chữ “ngoan” là một chữ không có tương đương trong tiếng Anh, tiếng Pháp. Ngoan ở châu Á nghĩa là biết vâng lời, obedient. “Không hư” mới là từ có giá trị hơn. Hãy nhận 1 bạn trẻ không hư vào làm, bạn sẽ được việc hơn 1 bạn trẻ ngoan (trừ việc văn phòng, thư ký).
3. Nhiều bạn trong CLB khởi nghiệp, khi yêu cầu thử thay đổi kiểu tóc, đầu đinh hay nhuộm mới, liền nói “ba con mắng chết”. Kêu lên Đà Lạt họp khảo sát farm thì hào hứng lắm, tới đoạn nộp tiền thì im lặng. Cuối cùng chỉ có 4/10 bạn đi, 6/10 còn lại “ba mẹ không cho, bạn gái không đồng ý”. Chưa có tỷ phú nào hỏi mẹ “mẹ ơi, con mở công ty nhé” rồi bà mẹ nói ừa mới dám mở. Làm ăn, mua bán với thể loại doanh nhân gì mà tới đoạn quyết định thì “để anh về hỏi vợ”, "để chị về hỏi chồng" thì thôi, chỉ là cò con. Công ty mà chồng giám đốc, vợ làm kế toán để “chắc ăn” thì chỉ mãi mãi nằm ở quy mô doanh số tầm tầm, vì có những cơ hội kinh doanh, “bà kế toán” không duyệt vì sợ mất.
Có bạn trẻ “chân trong chân ngoài”, vẫn đi làm, khởi nghiệp vào ban đêm hay cuối tuần, vì sợ “khởi nghiệp thất bại mà việc cũng mất“, đợi thành công mới xin nghỉ việc. Tham vài đồng lương lẻ tẻ, hoặc không tự tin về việc mình triển khai. Ở cơ quan thì lén lút làm việc bên này, ngồi bên này thì điện thoại léo nhéo việc cơ quan. Thì cả 2 đều tèo. Có bạn quyết tâm du học, luyện IELTS, SAT để xin học bổng nước ngoài mà cũng luyện luôn toán lý hoá để quyết tâm đậu ĐH tốp trên trong nước thì…cả 2 đều không đạt. Có bạn xin học bổng đi du học, tới đoạn yêu cầu viết tự luận và nộp hồ sơ thì “thôi con không đi, con đang mua nhà trả góp. Trước khi đi du học, con phải có 1 cái nhà ở đây, lỡ qua kia học không nổi thì về", phải tích luỹ đủ mấy chục ngàn đô thì mới dám qua đó. Theo các bạn du học sinh ở Mỹ, bạn nào cầm số tiền lớn qua học thì học xong là về hết, chỉ có các bạn mạo hiểm vài ba ngàn, qua đó vừa học vừa xoay sở mới trụ lại được, vì "đi làm thêm" mới quen văn hoá bản địa mà hoà nhập được. Cô bạn Tony hiện có 3 căn nhà ở Malibu, 3 căn nhà ở Beverly Hills khi qua Mỹ du học với 3000 đô vỏn vẹn trong tay thôi, còn 1 bạn khác là con của chủ doanh nghiệp nổi tiếng VN, mang 100,000 đô qua du học thạc sĩ, xong muốn ở lại mà xin việc mãi không được, vì ngoài điểm A hết trong bảng điểm, bạn không có bất cứ trải nghiệm nào với người bản địa cả.
Có bạn vừa suy nghĩ lên phương án kinh doanh để khởi nghiệp, mà cũng luyện GMAT để thi thạc sĩ, tiến sĩ. Ham bằng cấp, nhưng cũng lại ham tiền, ham thành tựu. Vừa mở công ty, vừa đi phỏng vấn xin việc chỗ lương cao. 10 năm gặp lại, vẫn ly bia ngửa cổ lên trời uống nói số mình không may mắn. 20 hay 50 năm nữa thì cũng chỉ thế. Có ai chắc ăn mà thành công đâu, chắc ăn thì CHỈ ĐỦ ĂN.
3. Không chỉ là làm ăn, bất cứ nghề gì, thế giới đỉnh cao của lĩnh vực đó không dành cho người bị bệnh “chắc ăn“. "High risk, high return". Ai rủ mình làm ăn mà “đảm bảo, không có rủi ro gì” thì một là lừa đảo, hai là đứa thơ ngây, mới bước ra từ tháp ngà lý luận. No risk thì no return. Không có cái gì mà “100% chắc thắng”. Những doanh nhân lớn của Việt Nam hay nước ngoài, ai ai cũng có tố chất của sự quả quyết, tự tin, chịu trả giá.
Bệnh chắc ăn không phải ở giáo viên mới có, mà hầu như cư dân các nước nông nghiệp lúa nước lạc hậu đều bị. Chúng ta bị "bệnh chắc ăn" chủ yếu do tác động của gia đình, cha mẹ, bạn bè, làng xóm. Họ canh tác dựa vào thiên nhiên, nên luôn có "1 vụ mùa ăn chắc", 1 vụ mùa gieo xong thì ra cúng lạy quá trời để mong mưa thuận gió hoà. Khác với các dân tộc khai phá, chinh phục, đặc tính chấp nhận rủi ro nằm trong gene của họ. Với cái la bàn thô sơ, tàu gỗ, buồm vải...họ giong lên đi dọc ngang quả đất. Bão tố khiến họ chết cũng nhiều, nhưng vì thế mà châu Mỹ, châu Úc...mới được tìm ra và trở thành trù phú. Bây giờ, trước đại sứ quán Mỹ, Úc của các nước châu Á, luôn rất đông người dân đứng xếp hàng xin visa để sang đó tham quan du lịch.
Giờ đi máy bay rồi, chắc ăn thì mới đi. Dân châu Á cứ lẹt đẹt bắt chước theo sau người ta hoài, cũng là do "bệnh chắc ăn" nó thấm sâu vào từng tế bào. Ai có nhận thức mạnh, thoát ra được thì mới bật lên, đột phá, sống phong lưu sung túc và quan trọng nhất là có thành tựu.


Read more…

Chuyện nhà ông Bèn

tháng 4 20, 2017 |
1. Hồi nhỏ xíu, Tony thích nhất là ông Bèn. Vì coi truyện tranh, truyện nào cũng "SAU KHI ĐÁNH THẮNG QUÂN GIẶC, ÔNG BÈN LÊN LÀM VUA". Trăm truyện như một. Sau này lớn lên chút, mới biết "bèn" là một động từ, hẻm phải tên riêng.
"Bèn" có nghĩa đại loại "hem có dự trù trước". Quánh giặc là vì yêu nước, nhưng khi thắng rùi, lỡ rùi nên thôi lên làm vua luôn. Vua đời đầu, thường là anh hùng liệt lẫm. Theo văn hoá Trung Quốc, khi làm vua, ông Bèn thường lấy hiệu là "Thái Tổ". Rùi tiếp các đời Thái Tông, Nhân Tông, Thánh Tông, Dực Tông gì đó,... (hay Tôn). Trong Cáo Bình Ngô, Nguyễn Trãi viết:
"Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần
bao đời gây nền độc lập
cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên,
mỗi bên hùng cứ một phương,
tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
song hào kiệt đời nào cũng có".
(Triệu ở đây là Triệu Đà. Quan niệm của người xưa vẫn xem Triệu Đà, vua nước Nam Việt lúc xưa là vua của nước ta, sau đó là nhà Đinh, nhà Lý, nhà Trần. Còn bên kia tương ứng là nhà Hán, nhà Đường, nhà Tống, nhà Nguyên).
Tây Tàu gì cũng giống nhau, ông "Bèn" lúc lập quốc thì xuất chúng, tới thời vua cuối cùng thì dở ẹc. Tỷ phú tự thân nào cũng giỏi, nhưng con cái làm mất gia sản hết. Con của đại trí tuệ như Khổng Tử, Lê Quý Đôn, Pasteur, Anh-x-tanh...cũng hem thấy có gì xuất sắc. Dân gian có câu "trứng rồng lại nở ra rồng. Liu diu lại nở ra dòng liu diu", Tony thắc mắc, Quang Toản là con Quang Trung, mà sao hẻm có chút khí chất gì giống cha. Sau này đi qua Mỹ học, những pho sách thư viện Há Vợt đã làm sáng tỏ biết bao điều. Các người thành đạt ngày xưa phần lớn chọn vợ sai lầm cả.
2. Công thức mọi người hay nói là "trai tài - gái sắc". Trai anh hùng, gái thuyền quyên. Mày tài giỏi vậy, phải lấy gái đẹp mới xứng, thành đạt rùi thì phải cưới hoa hậu, chân dài, diễn viên điện ảnh....chứ hem có cưới nữ giáo sư tiến sĩ khoa học đoạt giải Nobel. Nhưng con cái của các mỹ nhân thì hem có ai đẹp như mẹ, thậm chí rất xấu nếu cha nó xấu. Các nghiên cứu di truyền học mới nhất cho thấy, đứa con thừa hưởng 80% trí tuệ từ mẹ, 20% từ cha. Ngoại hình thì ngược lại, 80% từ cha và 20% từ mẹ. Có vậy thôi là hiểu. Ông Bèn xưa tài giỏi nhưng phần lớn xấu trai, khi làm vua bèn tuyển cung phi mỹ nữ, cứ đẹp là tiến cung nên sinh ra hoàng tử công chúa công nương, nhan sắc giống cha, trí tuệ giống mẹ. Thử coi hình mấy "mặt rồng" ở mấy viện bảo tàng thì biết. Rùi các thế hệ hoàng tử tiếp tục lấy gái đẹp mà hẻm khôn. Đâu mấy đời, hoàng tử công chúa ngu dần đều. Mà vẫn xấu giống ông nội ông tổ. Lúc mất nước, đứa nào đứa nấy ngơ ngác hỏi ủa giờ mình hết được ở hoàng cung rùi hả? Why, why?
Người Nhật và người Do Thái họ biết vụ này từ hồi xa xưa. Các cô gái thông minh, giỏi giang được khuyến khích đẻ nhiều. Còn đàn ông cao lớn đẹp trai...là gene quý, cũng được khuyến khích có nhiều con. Thậm chí người Nhật họ khuyến khích các cô gái giỏi lấy chồng Tây, bổ sung nguồn gen cao to, xoá bỏ mặc cảm "Nhật lùn", vì so với các sắc dân châu Á khác vào thế kỷ 19 trở về trước, người Nhật là lùn nhất.
Công thức đúng phải là "trai sắc - gái tài". Các cô gái học giỏi, có công trình nghiên cứu công bố quốc tế...nếu hẻm có nhan sắc thì đừng lo. Sẽ có các chàng trai cao to đẹp đẽ và hiểu biết đến với mình, hem Việt thì Tây, trai đẹp sẽ đứng xếp hàng cho lựa. "Nếu bạn muốn có con giỏi thì phải lấy vợ thông minh", người Do Thái cũng có câu tục ngữ như vậy. Tuy nhiên, về mặt hấp dẫn sinh học, thì các cô gái xinh đẹp vẫn được nhiều người săn đón hơn. Tuy nhiên, các bạn nữ yên tâm nhé. Là phụ nữ, thời đại mới, chúng ta nên toả sáng về trí tuệ. Các trường cấp 3 nên có trường nữ như các trường Gia Long, Đồng Khánh ngày xưa (gọi là girl school) để đào tạo nhân tài. Những cô gái học giỏi thông minh cũng là nguồn gene rất quý, đối tượng của những người đàn ông hiểu biết theo đuổi.
Còn các bạn nam, thời đại này, các bạn sẽ phải cạnh tranh nhau bằng ngoại hình. Nhan sắc là cái cần ưu tiên đầu tư. Nhan sắc ở đây hem phải là vẻ mỹ miều mỹ phẩm, mà đó là bộ khung cơ thể, sức bền và sự khoẻ mạnh. Phải tập luyện thể lực nhiều, ngủ sớm dậy sớm để cao to, rắn rỏi. Từ nhỏ, bớt giải bài tập luyện thi, bớt "ô mê ga tê cộng phi" trên bàn giấy, trên máy tính, nên dành 1/3 thời gian thức trong ngày để tập luyện ở sân bóng đá, bóng chuyền, hồ bơi, cưỡi ngựa, bắn cung, leo núi, đua thuyền, thám hiểm, võ thuật...Cứ dặt dẹo cái cặp kính cận 10 đi ốp, nói toàn chuyện thiên hạ trên mạng, cả ngày ngồi ôm bàn phím laptop ipad iphone, tay chân teo tóp, cơ bắp nhão nhoét, không biết làm việc nhà, nấu cơm chẻ củi không rành, sửa không nổi chiếc xe đạp trật xích, hay leo cầu thang có chút xíu đã hổn hển, thì coi như thua. Các cô gái đừng có dại mà dây vào, rất khổ. Các trường cấp 3 trên thế giới bây giờ cũng khuyến khích mở trường nam sinh (boy school), trong đó việc học thể lực là ưu tiên hàng đầu, sau đó là ứng xử của một nam nhân cao sang thanh lịch. Các đức tính PHẢI CÓ của một người con trai là nhường nhịn, tha thứ, bảo vệ người khác, nghĩ lớn, quảng đại, quân tử, không để ý tiểu tiết tiểu nông, không phán xét người khác và sợ bị người khác phán xét, không quan tâm đời tư cá nhân người ta, sẵn sàng chịu thiệt trong các quan hệ ứng xử, hào sảng và cho đi, tôn trọng kỷ luật, trung thực và chính trực, không thoả hiệp với cái xấu và sợ hãi người xấu*. Phụ nữ trở thành đàn ông là chuyện rất khó, nhưng đàn ông biến thành đàn bà thì rất dễ. Chỉ cần một hành động nhỏ xíu, một suy nghĩ hẹp hòi lặt vặt, như tranh luận ăn thua hay quánh phụ nữ 1 cái, thế là biến thành đàn bà ngay. Trong tự nhiên, con đực hiếm khi tấn công con cái, dù là giành ăn. Ngay cả trí tuệ chút xíu như loài gà, gà trống nó vẫn nhường gà mái, không đá.
3. Và dù hình thức dung mạo thế nào, người sở hữu những tính cách trên (*) được gọi là người có mái đầu lớn. Nhật là một nước nhỏ về diện tích và dân số, nhưng là một dân tộc lớn. Vì nó tập hợp những mái đầu lớn. Xã hội càng nhiều trai sắc, gái tài...thì xã hội đó càng phát triển. Sắc ở đây là sự khoẻ mạnh, tài ở đây là thành tựu.
Hôm bữa kể cho mấy đứa gia nhân ở villa công thức này, tụi nó nói "con thà lấy gái đẹp mà dở, còn hơn là gái thông minh mà hem đẹp". Vậy là bạn sẽ phải làm cật lực nuôi con cái, nó sẽ dở giống mẹ nó. Một đứa còn nói, con sẽ lấy "vừa đẹp, vừa thông minh", vẫn có feeling cảm giác sinh học tốt, mà con cái của con vẫn giỏi, trên đời có cô gái nào vừa đẹp vừa thông minh hem dượng? Tony bèn đáp: Cũng có, nhiều là đằng khác, nhưng không đến lượt mày. Mày ôm cái laptop và facebook, game online cả ngày, thì có đứa chịu lấy đã là may. Ngồi đó mà lựa với chọn.


Read more…