Viết cho rất nhiều email gửi đến gần đây....

tháng 6 30, 2015 |
"Có làm thì mới có sai. Sai thì sửa. Sửa rồi sẽ tốt đẹp hơn. Người hay chỉ trích người khác phạm sai lầm thế này thế nọ, là vì họ dư thời gian quá. Đâu có thấy 1 chủ doanh nghiệp nào lên mạng đăng đàn chỉ trích chuyện cái điện thoại mới ra, chuyện cô ca sĩ, chuyện cô hoa hậu, chuyện cầu thủ bóng đá. Có thấy ai trong top 100 người giàu nhất trên sàn chứng khoán bàn luận chuyện showbiz không? Vì họ đầu tắt mặt tối ăn còn không kịp. Người giàu có thật sự, doanh nhân thật sự, trí giả thật sự không ai quan tâm đến mấy cái tin nóng tào lao ấy cả, vì họ lo đầu tư sản xuất mở rộng dây chuyền, mua máy móc mới, tuyển dụng nhân tài, khai phá thị trường mới, lo vay vốn và đầu tư thêm vào các danh mục ngành nghề khác để kiếm thêm tiền, đào tạo thế hệ kế tục họ. Tin tức họ quan tâm là tỷ giá hối đoái, giá vàng, các hiệp định thương mại, các cơ hội giao thương... Họ cũng vui chơi giải trí, nhưng lặng lẽ trên sân golf, ngồi câu cá bên bờ biển Panama, xem vở ba lê Hồ Thiên Nga ở nhà hát St Peterburg với gia đình hoặc người tri kỷ với đời họ. Và cả những dự án trẻ em nghèo đói ở những quốc gia rất xa xôi. Nhưng họ không nói nên mình không biết. Nhưng mình cũng phải đẳng cấp như họ vậy. Hoàn toàn có thể thậm chí còn hơn...."


Read more…

Anti-fragile

tháng 6 26, 2015 |
Tony vừa đi New York về, ngồi uống cà phê trong toà soạn tờ New York Times, thấy xung quanh mỗi người một cuốn Antifragile. Rồi lang thang đến phố Wall, ngồi quán Pizzard trước nhà thờ Trinity, cũng thấy các tinh hoa tài chính thế giới trong tay cuốn này, vừa ăn, vừa uống, vừa đọc. Mới tò mò về coi thử, mới thấy một sự thật khủng khiếp trong cuốn sách này.
Nassim Nicholas, tác giả cuốn sách Antifragile, cũng được giới tài chính, CEO các tập đoàn đa quốc gia, các tổ chức liên hợp quốc....xem là tiên tri duy nhất của loài người hiện nay. Là một người Li-băng, sự bí hiểm của vùng đất trung đông khiến ông có một giác quan và tuệ nhãn đặc biệt.
Trong cuốn sách Thiên Nga Đen cũng của ông xuất bản, ông dự báo được khủng hoảng tài chính năm 2008 với các ngân hàng Mỹ bị sụp đổ như Lehman Brothers chẳng hạn, vì ông ấy sự âm ỉ bên trong nó là các con sóng ngầm tàn phá. Là một giáo sư toán và triết học, ông tự nhận là không biết gì về tài chính đến khi dự báo của ông thành hiện thực và ông trở nên vô cùng giàu có vì biết khai thác mua bán cổ phiểu từ chính dự báo của mình. Lúc xuất bản của Thiên Nga Đen, giới tài chính phố Wall vẫn khinh miệt ông, bảo là một gã gàn, dở hơi, nói xui. Nhưng khi sự thật diễn ra, người ta mới chiêm nghiệm ra được.
Trong cuốn Thiên Nga Đen, đại ý là chúng ta thường sống rập khuôn và tự giới hạn theo sự hiểu biết của mình, dựa trên những gì đã từng xảy ra. Chúng ta thường nghĩ là thiên nga thì có màu trắng đến khi một ngày nào đó, trong vườn bạn xuất hiện một con thiên nga màu đen. Chuyện hoàn toàn có thể xảy ra. Bức tường cao nhất ở bờ biển Nhật Bản được thiết kế dựa trên trận động đất và sóng thần cao nhất trong lịch sử mấy ngàn năm do cơ quan địa khí tượng tổng hợp được, nhưng không có nghĩa là sẽ có một trận động đất và sóng thần lớn hơn, có thể giật sập bức tường này và tàn phá các thành phố Nhật Bản. Chuyện thực tế đã xảy ra sau đó ít năm làm choáng váng người Nhật và nhân loại. Trên con phố tài chính Tokyo, tên Nassim Nicholas lại vang lên và trong các hiệu sách, cuốn Thiên Nga Đen lại leo lên kệ sách bán chạy nhất.
Gần đây, Nassim viết cuốn mới, anti-fragile, fragile là dễ vỡ, anti là chống lại. Viết về các dự báo khác trong cuộc sống, trừ tài chính.
Bản tiếng Việt khá hay. Dịch giả Kim Chi hiện là dịch giả số 1 Việt Nam hiện nay vì cô từng tham gia giảng dạy chương trình đào tạo kinh tế Fulbright ở Việt Nam. Dù bản thân cô là một kỹ sư hoá học và là bạn đồng môn của Tony ở lớp thể dục.
Sách có giá cao, gần bằng giá quốc tế. Nên mình mua là mua kiến thức quốc tế. Sách chỉ nên dành cho người có văn hoá đọc, vì khá khó và nghiễn ngẫm từng câu, Tony mất 1 tháng đọc liên tục mới xong 1/2 cuốn.
Đọc sách xong, nên cho 1-2 người bạn thân tín, răng môi của mình mượn đọc. Chứ đọc xong mà ích kỷ cất sách không cho ai mượn thì coi như giết chết nó, vì mình ít khi nào đọc lại, hãy để cho nó có giá trị sử dụng với nhiều người hơn.

Read more…

Những tháng ngày du hạc

tháng 6 23, 2015 |
Đợt 1 (2008, Há Vợt)
Năm 2007. Mục tiêu hạc xong ĐH, thạc sĩ, mở công ty, mở nhà máy, mở trang trại, cất nhà mua xe, gia đình lớn gia đình nhỏ gì cũng đều đã hoàn thành, chỉ còn giấc mơ du hạc là dở dang. Nên khi thấy kinh tế suy thoái, nhắm làm ăn hơi khó là Tony đi du hạc, dù ngắn hạn 6 tháng 1 năm cũng xách cặp đi, kể cả mấy khoá ở New Zealand, Hồng Công, Singapore, Nhật, châu Âu...chỉ có vài tuần cũng đi tuốt. Lúc ở nhà làm chủ nhà máy thì nhìn Tony bận áo công nhân lấm lem dầu mỡ, dù lúc làm chủ trang trại trồng nấm trồng rau thì Tony đen thui với chân đất và cái nón lá trên đầu, tuy nhiên khi bước vào giảng đường là Tony bận áo sơ mi trắng quần jean, tóc hớt cao, đeo ba lô như sinh viên ngay, nhìn dễ thương lắm.
Cứ ước mơ là phải thực hiện cho được. Bạn bè đi hạc xong về hết rồi, giờ mình mới vác mẹt đi, có sao. Đời phải 1 lần du hạc để sau này có cái kể con cháu nghe chứ. Còn mấy ngày nữa lên đường, tự nhiên thấy trong người như đang ở Mỹ. Sáng nào ngủ dậy Tony cũng cảm thấy bị jetlag ( tình trạng say máy bay và chênh lệch múi giờ), dù đang ở Sài Gòn mới lạ.
Hôm lên Củ Chi thăm nhà máy, cậu tài xế mở radio, ca sĩ ca bài Quê hương là chùm khế ngọt, Tony ngồi nghe mà khóc rấm rứt, bứt tóc bứt tai vì nhớ Việt Nam. Tụi Singapore ngồi cùng xe ( tụi nó qua góp vốn lòm en với Toni) ngạc nhiên, hỏi ủa tại sao em khóc ? (giống Mr Bụt hỏi Ms Broken Rice). Toni sẵn tiện dịch luôn nội dung bài hát ( hometown is a bunch of sweet star fruit- Tony giỏi quá cái chi cũng dịch được). Tụi nó nghe xong thích thú, bắt ghé chợ mua ‘trái quê hương’ để ăn cho biết. Hẻm cho nó ăn nhiều, sợ bị Tào Tháo rượt ( nói vậy chứ anh Tào anh hùng nổi tiếng trong thiên hạ, đi rượt đuổi mấy đứa ỉa chảy làm chi).
Sang Hoa Kì lần này, hành trang Tony mang theo chẳng có gì ngoài cái camera cả chục chấm, cứ thấy bãi cỏ là nằm sõng xoài xuống đưa cuốn vở lên cằm rồi nhờ ai đó chụp. Tốt nghiệp xong, kiến thức sách vở đâu không thấy chỉ thấy mang về nước mấy vali toàn Album và Album hình ảnh. Các chủ đề “toni và bạn hữu, toni và giáo sư, toni và thư viện, toni và căng tin, toni và đường phố, toni và x xì, tony và y cà rốt” ...đều được bọc giấy kính cẩn thận, ghi rõ thời gian địa điểm chụp để không có đứa nào cãi được là dùng phô tô xốp. Sợ tụi nó không tin là sụ lo lắng nhất của Tony trong suốt thời gian du hạc.
Còn phải mang theo tiền nữa chớ. Ở bên này ai xin cũng không cho, ki bo keo kiệt, qua bên kia, mỗi lần nghe ‘chùm khế ngọt”, Toni lập tức đến Western Union thực hiện hành vi kiều hói. Cố tình sai chữ "hói" cho nó ra Việt kiều. Đúng là khả năng hòa nhập nhanh dễ sợ.
Rồi đang search thử NASA hay Boeing ở bang nào nữa chớ, ở bển đi làm thêm cắt cỏ hay làm móng mệt thấy bà, về nước phải nổ, lúc rảnh rỗi, ngoài giờ lên lớp, Tony có đi làm phi hành gia NASA. Tối thứ 6 bay ra không gian rồi tối chủ nhật bay về trái đất, sáng thứ 2 đi hạc.


Read more…

Nhà giàu đứt tay

tháng 6 23, 2015 |
Chúng ta thường nghe câu “nhà giàu đứt tay, ăn mày đổ ruột”, ý nói là với nhà giàu, việc nhỏ xíu như đứt tay cũng là một cái gì đó ghê gớm, như việc đổ ruột của người ăn mày. Có một lần trò chuyện với 1 bác sĩ làm ở tổ chức Y tế thế giới trên một chuyến bay, Tony mới biết rằng việc “đứt tay” thỉnh thoảng vẫn là một cơ hội tốt để thay máu. Việc thỉnh thoảng bị ra chút máu rất tốt cho cơ thể, vì máu cũ, máu đã ít ô-xi, hết năng lượng cần PHẢI loại bỏ, để cơ thể bổ sung một lượng máu mới, fresh blood. Lượng máu mới này giúp cơ thể đẹp đẽ hơn, tráng kiện hơn, vận chuyển tốt hơn oxygen đến mọi cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là não. Nên nhân viên ở những hãng công nghệ lớn như ở Silicon Valley, ở Boeing, Airbus, NASA hay sinh viên West Point, Yale, Harvard, Oxford…nhà trường thường xuyên tổ chức hiến máu cho các trường Y trực thuộc, cũng là một hình thức thay máu cho sinh viên, giúp họ khỏe mạnh hơn, học hành giỏi giang hơn. Vì hiến máu chỉ dành cho các bạn từ 18 đến 60 tuổi nên nhiều bạn trẻ kỷ niệm sự trưởng thành hoặc tốt nghiệp ĐH bằng cách hiến máu nhân đạo như là một khoảnh khắc khó quên trong đời. Máu cũ của mình chứ vô cơ thể mới, cơ thể mới lại tiếp nhận, tự động welcome bơm ô-xy vô, chảy rần rật, giúp người mới mổ dậy nhanh chóng khỏe mạnh.
Trong thế giới tự nhiên, muôn loài lâu lâu lại choảng nhau để được "đứt tay", được thay máu. Y khoa phương Đông 5000 năm cũng có lý khi họ thỉnh thoảng cắt bỏ máu dưới khu vực bị đau để bỏ lớp máu thường có màu đen, do ít ô-xy. Việc loại bỏ chút máu là vô cùng cần thiết cho cơ thể để tái tạo cái mới.
Có một số bạn ích kỷ cho rằng mình đi hiến máu, chỉ được hộp sữa cân đường, trong khi bệnh viện bán máu cho bệnh nhân thu tiền, ngu gì hiến? Nhưng đó là cách nghĩ sai, chi phí xét nghiệm, trữ lạnh bảo quản…rất lớn nên phải bù lại. Cả thế giới họ đều làm như thế cả, máu có thể tài trợ cho các chương trình mổ nhân đạo, vùng sâu vùng xa…Đừng có "ngu gì x, ngu gì y..." nữa nhé, nghe mệt quá.
Còn gì ngại ngần nữa bạn ơi. Hãy thay máu 1 lần trong đời để có máu tươi trong cơ thể, giúp mình thông minh hơn, thanh tú hơn. Và chúng ta sẽ hạnh phúc hơn khi biết rằng máu mình đang lưu thông trong trái tim người khác. Đi đường nhìn ai sao cũng đẹp đẽ giống mình, nói "không chừng trong cơ thể bạn có máu của tui đó".
Máu của người hào sảng, nghĩa tình nhân hậu sẽ chan chứa trong bao nhiêu cơ thể sống khác, giúp họ hào sảng, nhân hậu, nghĩa tình, văn minh giống mình. Các bạn có thể đăng ký trực tiếp với Viện huyết học hay với đoàn trường mình đang học nhé.
Tony cũng hay đi hiến máu lắm, vì mục tiêu duy nhất là share bớt sự hào sảng và thanh tú chứ quá trời quá đất ai chịu nổi? Máu mới nên sáng tạo miết, độc giả theo dõi Tony từ lúc yahoo 360 độ đến giờ, hơn chục năm rồi mà không có nhàm chán là nhờ não được cung cấp máu mới liên tục.
Nếu mình ở các tỉnh thì liên hệ hội chữ thập đỏ hoặc bệnh viện tỉnh/thành phố.
Đẹp trai đẹp gái quá thì chia bớt cho người ta. Còn mình lâu quá không nghĩ ra cái gì mới cũng đi thay máu cho não nhé. Liên hệ làm phát "đứt tay" cho nó tự nhiên nào: http://www.nihbt.org.vn/


Read more…

Chuyện ở Hồng Công

tháng 6 16, 2015 |
Thập niên 60, trừ Nhật, tất cả các nước châu Á đều nghèo. Vô trang web của ngân hàng thế giới sẽ thấy GDP của các nước châu Á trong thập niên này đều tiệm cận mức 0, tức chẳng có gì.
Chương trình giáo dục các nước châu Á bắt nguồn từ các nước châu Âu, tùy theo từng là thuộc địa/ảnh hưởng của nước nào, như ở Trung Quốc, Singapore, Miến Điện, Malaysia, Thái Lan là giáo dục hệ Anh quốc, các nước Đông Dương là hệ Pháp, còn Indo, Philippines là hệ Tây Ban Nha, Hà Lan...Tuy nhiên, giáo dục “Tây” áp dụng cho “Ta” không thích hợp lắm, vì cách tư duy của người phương Đông khác phương Tây. Duy chỉ có Nhật bản, với tư tưởng “Thoát Á Luận” của Fukuzawa (thoát ra sự ràng buộc chằng chịt của tư duy người châu Á) có từ thời Minh Trị Thiên Hoàng, họ lấy toàn bộ sách vở từ châu Âu, chủ yếu là từ Đức, về biên soạn lại. Và hiệu quả bất ngờ, chỉ sau 2 thế hệ học sinh, Nhật trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, và là quốc gia da vàng mũi tẹt duy nhất trong hàng ngũ G7 đến tận bây giờ. Người Nhật giàu có cả trăm năm, nên cốt cách nó khác với các anh nhà giàu mới nổi sau này.
Thấy giáo dục Nhật quá hay, năm 1968, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Hồng Công sang tham khảo chương trình giáo dục của Nhật và áp dụng cho nước mình. Và chỉ đúng 1 thế hệ học sinh ra trường, bốn quốc gia trên trở thành 4 con rồng châu Á. Còn lại cả 50-60 chục nước châu Á khác thì vẫn cứ dậm chân tại chỗ. Giáo dục Nhật tập trung vào 3 yếu tố chính là TINH THẦN TỰ LẬP, TÍNH KỶ LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC, trong đó chủ yếu là phải thoát được tư tưởng tiểu nông ích kỷ cá nhân nhỏ hẹp của người châu Á mấy ngàn năm. Dân tộc nào hội đủ 3 tính cách này, dân tộc đó sẽ trở thành dân tộc đi “cho việc”, tức mang nhà máy xí nghiệp việc làm đến nơi khác để người ta làm cho mình. Ở bất cứ xã hội nào, một người bình thường muốn trở thành ông chủ lớn, cũng phải tích lũy đủ 3 tính cách trên, không thể khác được.
Phillipines lại chọn cách xây dựng một hệ thống giáo dục cực kỳ thực tế theo hướng khác. Từ lớp 1, học sinh Phi được học tất cả các môn bằng tiếng Anh, theo sách giáo khoa của Mỹ và Tây Ban Nha. Mục đích của cách đào tạo này là “to get a good job” tức là hướng đến tìm việc làm tốt sau khi ra trường. Khi hỏi “học để làm gì”, phần lớn sinh viên ở Phi họ sẽ trả lời là “để xin việc”, còn nếu ở Hàn, ở Nhật, ở Sing, ở Đài Loan, ở Hồng Công, các bạn trẻ sẽ nói “học để biết làm việc, để quản lý, để mở cơ ngơi làm ăn”. Ở Phi, có khái niệm “việc làm ngon” trong khi ở Nhật Bản và 4 con rồng châu Á, người ta chỉ nói “việc làm”. Ở Phi, người ta cũng có khái niệm “a pretty degree” tức “bằng cấp đẹp”. Năm 2009, 8.6 triệu người Phi với đủ thứ bằng cấp đẹp trên tay, rải đơn đi xin việc khắp nơi và họ có mặt ở 214 quốc gia trên thế giới, chủ yếu là Arab Saudia, Malaysia, Singapore, Nhật, Canada, Hồng Công, Anh, Úc, Mỹ…mỗi năm gửi về nước 17-18 tỷ đô la Mỹ (số liệu năm 2008), chiếm hơn 10% GDP của nước này.
Ở Phillipines, ông chủ các nhà máy phần lớn là người gốc Hoa (Phúc Kiến/Quảng), vốn chiếm khoảng ¼ dân số (đa số là người lai hoặc có tổ tiên là người Hoa, còn người gốc Hoa thuần chiếm rất ít, 1.6% dân số/2008) vì người Hoa có đặc tính là thích sản xuất, thích làm chủ. Người Phi gốc mang đặc trưng của cư dân Nam Dương Vạn Đảo, da ngăm đen, mũi to, mắt đo, tóc xoăn, ngực nở, nhìn rất đẹp, được trời phú cho khả năng hát ca hơn người. Các viện đào tạo ca sĩ và nhạc công, vũ công trên đất Phi nhiều vô kể. Nếu bạn vô mấy khách sạn 5 sao ở các thành phố lớn khắp thế giới, sẽ thấy thường trực những ban nhạc người Phi chơi cực kỳ hay. Tạo hóa cũng ban cho người Phi khả năng ngôn ngữ tuyệt vời, nên họ nói tiếng Anh hay nhất châu Á, do cấu tạo dây thanh quản trong cổ họng của họ giống người da trắng nhất. Người Phi tận dụng thế mạnh này và đào tạo ra giáo viên tiếng Anh xuất khẩu khắp nơi. Các trung tâm ngoại ngữ lớn ở châu Á đều có mặt các giáo viên người Phi. Ở Phi, công nghệ bằng cấp cực kỳ đa dạng. Cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ…được đào tạo với nhiều hình thức khác nhau, nên dân chúng Phi thường có bằng cấp rất tốt. Họ cũng xuất khẩu bằng cấp cho các nước thích sở hữu bằng. Quốc gia hơn trăm triệu dân này có tới 2200 trường cao đẳng đại học, đến nỗi tiếp tân khách sạn cũng có bằng thạc sĩ MBA, còn tiến sĩ thì đào tạo cho cả thế giới với hệ mở rộng, chỉ cần qua đó bảo vệ là xong, họ chấp nhận bảo vệ dưới nhiều ngôn ngữ khác nhau, ví dụ người Cambodia muốn có bằng tiến sĩ, có thể bảo vệ thông qua 1 phiên dịch.
Ở Phi, có 2 nghề họ cũng xuất khẩu rất tốt là giúp việc nhà và y tá. Nếu bạn đến chữa bệnh ở Singapore ví dụ ở bệnh viện Raffle, phần lớn các y tá đến từ quốc gia vạn đảo này. Họ dẻo dai, làm việc cực nhọc cỡ nào cũng chịu được, lại vui vẻ yêu đời. Có lần Tony đến thăm nhà anh Stephen ở Hồng Công (anh Stephen là người Hồng Công nhưng có nhà máy sản xuất áo mùa đông (fur coat) tới mấy ngàn công nhân ở Quảng Châu, khoảng cách gần nên anh đi đi về về), Tony thấy mấy cô giúp việc người Phi rất xinh đẹp nhưng hay xao nhãng. Cứ bị chủ mắng thì xõa tóc đứng khóc, nhưng đâu 1 tiếng đồng hồ thì hết, vui vẻ trở lại, vừa lau nhà vừa hát vang bài “my heart will go on” và mơ đến chàng Jack đẹp trai hào hóa của bộ phim Titanic. Hát đến khi ông chủ nhà bực quá, nói “Please don’t sing any more, I have a headache” thì họ cười hí hí, nói “ok sir”. Trăm cô như một.
Đàn ông Phi thì thường làm việc ở các nhà máy hay nông trại do các ông chủ từ Nhật, 4 con rồng châu Á sang đầu tư. Vì về mặt địa lý, Phi gần như trung tâm. Từ Seoul, từ Tokyo hay Đài Bắc, Singapore cũng chỉ 2-3 tiếng bay là tới. Các công ty đa quốc gia cũng đặt nhà máy tại đây, vì giá lao động rẻ và tiếng Anh giỏi. Đàn ông Phi còn được xuất khẩu lao động sang Nhật, Sing, Hàn để làm các công việc nặng nhọc như xây dựng, trèo tường lau cao ốc, chặt cây xanh, thông cống đường sá, cho sư tử ăn trong sở thú…,những nghề nguy hiểm mà người bản xứ sợ chết hẻm chịu làm. Họ làm việc khá chăm chỉ và kỷ luật, nghiêm túc, kiếm những đồng lương ít ỏi gửi về quê.
Lúc còn làm việc ở Hồng Công, một buổi tối nọ, Tony lang thang ra khu vực gần IFC chơi (IFC là trung tâm tài chính, int’l financial center), thấy cảnh sát giăng dây, các con phố tấp nập xe cộ hàng ngày trở thành phố đi bộ. Tony chen lấn vô coi, thấy hàng ngàn các cô giúp việc người Phi được các ông chủ cho tài xế chở đến, thả xuống, cho tự do chơi tới khuya thì đi tàu điện ngầm về nhà. Đây là buổi họp chợ 1 tuần 1 lần của cộng đồng người Phi, tối thứ 7 nào cũng vậy.Tony thấy các cô trải bạt ra ngồi, rồi gọt xoài xanh, cóc, ổi chấm muối ớt, vừa ăn vừa kể chuyện chủ nhà tao thế này, con gái con trai bà chủ nhà tao thế kia, nhà máy của ông chủ tao thế nọ,… Thấy toàn món chua, nước bọt tuôn trào ào ạt, Tony sà xuống xin mấy cổ, nói thèm quá thèm quá. Mấy cổ hỏi ủa mày là người Hồng Công sao lại thèm xoài xanh muối ớt, mày phải húp canh gà rong biển chứ? Mà sao mày nói tiếng Anh giỏi vậy? Nhiều cô bu lại coi, xì xầm chỉ trỏ bàn tán nói ủa họ ở Hồng Công cả chục năm rồi, trừ Tứ Đại Thiên Vương như Lê Minh Quách Phú Thành Lưu Đức Hoa, tụi tao chưa thấy ai cao to đẹp trai như mày. Tony nói hẻm có, tao người Việt Nam. Ở Việt Nam, thế hệ tao ai cũng nói tiếng Anh như gió và đẹp đẽ thanh tú giỏi giang hết cả. Họ cười tít mắt, nói vậy hả, bữa nào để dành tiền qua Việt Nam chơi, đặng kiếm chồng. Cô nào cũng vừa nhai xoài, vừa mơ về những chàng Jack “made in Vietnam” hào hoa phong nhã. Đong đưa qua lại một hồi, Tony thấy mấy cổ phủi đít đứng lên, nói tụi em giờ phải về chứ khuya quá sợ ông chủ mắng…


Read more…

Làm thế nào để lấy đô la?

tháng 6 14, 2015 |
(viết cho sinh viên kinh tế thương mại và du lịch)
Thống kê năm 2011, người tốt nghiệp ĐH cao đẳng chỉ có gần 8% (xem link ở comment)/dân số. Như vậy, với dân số 90 triệu, chúng ta chỉ có 7 triệu lao động đã qua đào tạo, tức những người vô cùng giỏi giang thông tuệ, biết ngoại ngữ, có tư duy tổng hợp và phân tích, có nhiều kiến thức chuyên môn và kiến thức phổ thông. Tuy nhiên nhiều bạn đã thất nghiệp do trong quá trình học tập đã không cố gắng, khi ra trường hoặc ăn bám bố mẹ hoặc làm các việc lao động phổ thông như công nhân, giao hàng, cạnh tranh khốc liệt với các bạn chưa qua đào tạo, rất tội nghiệp họ.
Rồi khởi nghiệp cũng vậy, nhiều bạn chọn cách buôn bán trong nước hoặc nhập khẩu về bán. Mua hàng chợ huyện lên chợ tỉnh bán, mua hàng tỉnh A sang tỉnh B, xuống Phan Thiết lấy mắm đóng chai lên Sài Gòn phân phối, hoặc ra chợ Tân Thanh ở biên giới Lạng Sơn mua cái chăn giá 30,000 đồng về Hà Nội bán 50 nghìn, lãi 20 nghìn. Chi vậy? Người ta không có điều kiện ngồi vào giảng đường, mặc áo sinh viên, mù ngoại ngữ…mới làm ăn trong nước như vậy, mình được đào tạo thì phải nghĩ hướng xuất khẩu hàng hóa, chất xám của mình ra ngoài, kiếm đô la về. Hoặc đưa khách nước ngoài vào Việt Nam, cho nó coi cái này cái kia rồi thu tiền đô la của nó. Việc mua cà chua ở Đà Lạt ra Đà Nẵng bán, dù mình có chút xíu tiền nhưng GDP quốc gia không thay đổi, chỉ thêm 1 thương lái cạnh tranh với chị Mít chị Na. Chừa đất cho người ta sống đi. Hay mở quán cà phê mấy mét vuông, quán phở lèo tèo vài ba khách, chân gà nướng vỉa hè, bánh tráng trộn lề đường...thì người không cần ngồi giải mấy bài vi phân đạo hàm vẫn mở được và còn mở tốt. Nếu làm thì mở chuỗi cà phê, chuỗi phở kia mới bõ công học hành.
Nhập khẩu hàng tiêu dùng về bán thì làm dòng ngoại tệ lại chảy ra ngoài. Sản xuất hàng hoá đủ tiêu chuẩn xuất khẩu là cốt lõi của nền kinh tế thịnh vượng, hướng tới thị trường thế giới. Xuất khẩu, dù là sản phẩm hữu hình hay vô hình (bằng sáng chế, thiết kế, công trình khoa học, phần mềm ứng dụng)… sẽ là cách làm giàu bền vững. Tổ chức tour tham quan cho khách nước ngoài, làm cho khách nước ngoài ùn ùn kéo đến Việt Nam, chi tiêu ăn uống, rút hầu bao ra giúp người mình càng giàu có hơn, chị bán xôi đến chú xe ôm đều có thêm tiền. Đó mới là đẳng cấp của người tốt nghiệp Đại học khi khởi nghiệp.
Người Thái cũng có tỷ lệ ĐH/Cao đẳng trên dân số là 8%. Nhưng các bạn trẻ người Thái đã HỌC theo tinh thần “lấy tiền của Tây” nếu học ngành kinh tế, thương mại, xuất nhập khẩu, du lịch. Cứ vào một siêu thị Á châu ở Mỹ, Úc, Âu…mở một chai nước cốt dừa ra là thấy Made in Thailand. Vào siêu thị ở Thượng Hải, Seoul, Tokyo…thấy vải, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt…thì 100% Produce of Thailand (produce có nghĩa là nông sản, danh từ). Sinh viên kinh tế Thái xuống các farm nói với bà con nông dân bên đó là bà con cứ sản xuất đi, tụi con xuất khẩu cho. Tụi con là trình độ đại học cơ mà, cử nhân thạc sĩ chứ đâu phải chơi. Con sẽ giúp bà con thay vì bán 1kg măng cụt ở Băng Cốc có 40 baht, sẽ xuất qua châu Âu và đem về 20 USD cho bà con. Giá trị gấp chục lần. Vùng ôn đới xứ lạnh có trồng được gì đâu ngoài táo, nho, cherry, lê…trong khi khí hậu nhiệt đới của mình là thiên đường của hàng trăm loại trái cây, rau củ quả…
Còn Singapore, thắng cảnh chẳng có gì nên họ xây dựng công viên vui chơi, những trung tâm mua sắm … để hàng năm gần 30 triệu du khách ghé thăm, dù dân số thường trú của họ chỉ có 3 triệu. Người dân nước họ ai cũng hết lòng phục vụ du khách, để cho 30 triệu khách nước ngoài sang ăn xài cảm thấy thoải mái và chi tiền nhiều hơn, làm 3 triệu người họ giàu có hết biết.
Từ bài viết này, TnBS sẽ đăng các bài viết giúp các bạn cách tiếp cận để xuất khẩu, cách giao dịch hợp đồng ngoại thương, đàm phán bán hàng…song song với các bài viết giúp các bạn tổ chức hoạt động quảng bá du lịch để có thể tự tin thu hút khách Tây sang.
Bài viết sẽ có nhiều đoạn dùng thuật ngữ tiếng Anh, các bạn phải có một trình độ Anh ngữ nhất định để theo dõi. Và điều kiện đọc các bài viết này là các bạn phải có đủ đạo đức, không nói dối, không phết phẩy ma lanh, phải uy tín, hào sảng, văn minh và có tầm nhìn xa trên 10km để làm ăn lớn. Thế giới phẳng rồi. Internet làm cho mọi khoảng cách địa lý không có ý nghĩa gì nữa. Chúng ta phải nhanh chóng làm ăn quốc tế, quốc tế và quốc tế!
TnBS


Read more…

Đề thi tuyển thực tập sinh hãng Phượng Tím năm 2015

tháng 6 11, 2015 |
1. Giải toán cùng Tony
Nam đang ở một căn nhà mặt tiền quận 1. Gia đình Nam ở 2 lầu trên, phía dưới trệt cho thuê. Ban đêm, dưới trệt là 4 chiếc xe máy của ba mẹ và anh em Nam, hàng hoá bàn ghế dây điện máy tính..của công ty thuê nhà, bàn thờ ông địa nghi ngút khói nhang. Trước khi ngủ, ba Nam phải khoá cửa sắt để chống trộm với 2 ổ khoá, cửa kính để chống ồn, trên lầu cũng vậy, nếu không có mấy lớp cửa thì sẽ ngủ không được vì xe chạy ầm ầm cả đêm. Nguy cơ cháy nổ là rất cao với 4 bình xăng xe máy, chẳng may xảy ra hoả hoạn thì không biết thoát hiểm ở đâu vì xung quanh đều là nhà, trên lầu cũng xây bít kín vì sợ trộm đột nhập. Riêng việc tìm chìa khoá để mở 3 ổ khoá to dưới nhà và kéo cửa sắt nặng nề lên cũng đủ chết ngạt.
Giá căn nhà này đã được người ta trả 15 tỷ, thu nhập hàng tháng từ cho thuê là 20 triệu. Nhưng mẹ Nam không muốn bán vì bà thích ở mặt tiền trung tâm, cứ chiều chiều ngồi ở trước cửa nhà chờ ai gánh cái gì đi ngang qua thì mua ăn cho dễ. Ba Nam thì hãnh diện với bạn bè vì mình có nhà mặt tiền. Nhà mặt tiền có giá cao là vì có nhiều người thuê làm ăn buôn bán, treo biển hiệu thật to xanh đỏ tím vàng, đèn LED nhấp nháy, người đi đường vừa chạy xe máy vừa dáo dác nhìn, thấy ưng ưng mắt, đúng hàng cần mua là thắng (phanh) lại cái két, quẹo vô mua liền. Xe sau thắng không kịp tông vào đít, rồi người lái xe trước sẽ quay lại mắng là đi đứng gì kỳ vậy mậy, mắt mũi để đâu?
Hàng ngày, đơn vị thuê nhà Nam phải nuôi thêm một bảo vệ chỉ để trông coi mấy chiếc xe máy dựng ở trước, dù đã xích lại mấy lớp. Dù có trạm xe buýt ngay trước mặt nhưng cả chục nhân viên lẫn sếp công ty này ai cũng phóng xe máy, mỗi người một chiếc tới dựng ở trước rồi vô làm. Trưa đi ăn cơm mỗi người phóng 1 chiếc đi, mấy cô nữ sợ nắng nên mặc mấy lớp đồ, che mặt che tai che đùi xùng xinh xúng xính, dù nhiệt độ nóng như thiêu đốt. Rồi thêm xe của khách tới giao dịch, nhà Nam có 4 mét mặt tiền nên phải chiếm dụng hết vỉa hè rồi thậm chí phải dựng lấn ra lòng đường, lấn qua nhà hàng xóm. Bên trái là cửa hàng bán điện thoại di động, bên phải là tiệm phở bò, xe máy ra vào cũng nhiều nên 3 bảo vệ cằn nhằn với nhau suốt. Tầng trệt phía trước là công ty thuê làm trụ sở, phía sau vẫn là cái bếp của nhà Nam, nên mẹ Nam sáng sáng vẫn mặc đồ bộ đi chợ, xách giỏ rau muống về, ngang qua công ty lúc họ đang làm việc tiếp khách nước ngoài, tụi nước ngoài hỏi who's that? Mẹ Nam nhiều bữa băm thịt ồn ào quá, họ đàm phán làm ăn không được nên xuống bếp nói bác băm nhỏ lại giùm con. Có bữa bà kho cá kho mắm hương thơm ngào ngạt nên nhân viên công ty ai nấy đều đói bụng, xin nghỉ sớm để đi ăn trưa.
Hôm bữa đọc báo thấy có nhà kia cũng mặt tiền giống vậy bị cháy chết ngạt hết trơn nên ba Nam sợ lắm. Ông nói nếu có cháy thì cả nhà chạy hết lên sân thượng, đu nhành cây ở trước nhà tuột xuống, nhớ coi chừng dây điện đó nha. Nhưng mẹ Nam thì ngại, vì cứ hễ có cháy nhà là người ta hiếu kỳ dừng xe bu lại coi đông như trẩy hội, xe chữa cháy còn không có đường vô. Nên mẹ Nam nói tao thà chết cháy chứ không lẽ đang mặc áo ngủ rộng toè loe thế kia, mà tuột từ trên cao xuống người ta nhìn lên thấy hết.
Nam bàn với ba mẹ thôi bán căn nhà này, ra quận 9 mua một biệt thự sân vườn giá 5 tỷ, có chỗ trồng cây nuôi cá, mua 1 chiếc ô tô 800 triệu để đi lại, thuê tài xế lương 6 triệu/tháng để chở cả gia đình, số tiền còn lại gửi ngân hàng với lãi suất 7.5%/năm. Bốn xe máy nhà Nam mỗi tháng mất 1.2 triệu tiền xăng, còn nếu xe hơi đưa anh em Nam đi làm đi học trong thành phố, mỗi tháng mất 6 triệu tiền xăng. Nam đang làm bài toán so sánh hiệu quả kinh tế và các được mất của việc ở ngoại ô và ở nội thành để thuyết phục mẹ bán nhà. Bạn hãy giúp Nam nhé.
2. Bạn đọc câu chuyện này và cho biết bạn thích chi tiết (các chi tiết) nào, vì sao.
There was this robbery in a bank, the robber shouted to everyone: "All don't move, mone belongs to the state, life belongs to you". Everyone in the bank laid down quietly This is called "Mind Changing Concept --> Changing the conventional way of thinking".
-------------------------------------------------
One lady lay on the table provocatively, the robber shouted at her "Please be civilized! This is a robbery and not a rape!" This is called "Being Professional --> Focus only on what you are trained to do"
-------------------------------------------------
When the robbers got back, the younger robber (MBA trained) told the older robber (who is only primary school educated), "Big bro, let's count how much we got", the older robber rebutted and said, "You very stupid, so much money, how to count, tonight TV will tell us how much we robbed"=> This is called "Experience --> nowadays experience is more important than paper qualifications!"
-------------------------------------------------
After the robbers left, the bank manager told the bank supervisor to call the police quickly. The supervisor says "Wait, wait wait, let's put the 5 million dollars we embezzled into the amount the robbers robbed". This is called "Swim with the tide --> converting an unfavorable situation to your advantage!"
-------------------------------------------------
The next day, TV news reported that 100 million dollars was taken from the bank. The robbers counted and counted and counted, but they could only count 20 million dollars. The robbers were very angry and complained "We risked our lives and only took 20 million dollars, the bank manager took 80 million dollars with
a snap of his fingers. It looks like it is better to be educated than to be a thief!"
-------------------------------------------------
The bank manager was smiling because his losses in all foreign exchange transactions are now covered by this robbery. This is called "Seizing the opportunity"
Các bạn có 1h làm bài và nộp bài. Đúng 9h01 phút, hộp thư của admin (đã gửi email cho các bạn) sẽ không nhận nữa. Các bạn có thể dùng từ điển hoặc search thông tin, nhưng tuyệt đối không nhờ người khác. Vì nếu bạn lọt vào vòng trong, bạn sẽ tham gia thuyết trình phỏng vấn bằng tiếng Anh. Chúc các bạn làm bài thật tốt. Admin (đã tuyển được 5 bạn, admin đăng lại cho các bạn tham khảo).

Read more…

Ứng dụng TnBS trên smartphone

tháng 6 11, 2015 |
Hiện tại thì ứng dụng TnBS đã có ở Apple Store của Iphone, các CH Play và Window store của các dòng đt thông minh các, các bạn có thể vào tải về để theo dõi mà không cần phải vào facebook.
Triển khai ứng dụng là một bạn con dượng ở An Giang, đẹp trai vô cùng và giỏi giang xuất chúng. Bạn là cựu học sinh chuyên Thoại Ngọc Hầu, từng đoạt giải quốc gia về hoá học và được tuyển thẳng về ngành hoá dầu nhưng bạn từ chối học, vì đam mê tin học, mission của đời bạn là lập trình phần mềm tin học để lấy tiền của Tây. Bạn tự học, tự mày mò học lập trình và hiện nay cũng có một công ty riêng về phần mềm xuất khẩu.
Bạn có sở thích là một năm đưa mẹ già đi chơi một nước. Tích luỹ kha khá, thay vì đổi xe hay mua nhà, bạn vẫn đi xe cũ, vẫn ở nhà thuê, nhưng rủ mẹ lên Tp HCM phỏng vấn visa để 2 mẹ con đi Mỹ chơi. Lãnh sự viên thấy sự hiếu thảo của bạn nên chấp nhận visa cho 2 mẹ con cái rẹt. Hình ảnh một cậu thanh niên tuấn tú tay xách nách mang đưa bà mẹ già vào lãnh sự phỏng vấn, lên sân bay quốc tế từ nước này qua nước kia trông rất đáng yêu. Bạn nói là bạn sẽ đưa mẹ đi nhiều nước khác nữa.
Đơn giản, bạn chỉ là một con dượng.

Read more…

Giáo trình 100 bài nâng cao hiệu suất lao động của người singapore

tháng 6 11, 2015 |
Giáo trình 100 bài nâng cao hiệu suất lao động của người singapore (dành riêng cho các bạn trong CLB con dượng)
BÀI 1: Kỹ năng xử lý đa nhiệm 
Các bạn trong CLB con dượng phải dịch bài này. Các bạn phải hiểu trước khi đọc bài của Tony. Có như vậy, các bạn mới thật sự động não, mới biết làm. Vì rất nhiều bạn trẻ dù đọc TnBS làu làu mọi bài viết, nhưng khi bắt tay vô làm thì vẫn phạm phải các lỗi đã chỉ rõ. Nguyên nhân là các bạn chỉ đọc có 1 chiều chứ không tự tìm hiểu. Ví dụ về viết email, dù đã hướng dẫn rồi, nhưng phần lớn các bạn viết email mắc lỗi như vẫn không gửi ai, không bảo phải mở file đính kèm, không ký tên cuối email. Tony tuyển 10 bạn tình nguyện vào làm thực tập sinh và hết 9 bạn mắc các lỗi đã được hướng dẫn. Như vậy, việc đọc 1 chiều không thật sự có tác dụng. Nên các bài này, các bạn sẽ phải tự tìm hiểu trước rồi mới thấm được. Mời các bạn cùng dịch bài này và bạn nào thông minh tự rút ra cho mình, bạn có thể tự sang Singapore làm việc.
------------------------------------------
Multi-tasking is a must-have skill
1. What is multitasking? The term “multitasking” comes from “computer multitasking”. This refers to a computer’s ability to perform several tasks at the same time. Human multitasking, therefore, is a human’s ability to perform multiple tasks at the same time. We often multitask without even realizing: watching TV while checking texts, listening to music while working, walking while talking to someone.
2. Many entrepreneurs believe that multitasking is the best way to increase their productivity.
3. Who can do multitasking? We should instruct our kids to have skills to process data at the same time without encountering any mental conflicts.
4. In any enterprises, the multi-taskers are strongly welcomed, because their ability to finish many tasks instead of hiring many people. They should be intelligent enough to set priority for every task. They always have a note book/a pen on the table, and take note for everything, or they can have an incredible memory. Then they will do one by one, top urgent first, then urgent, then others…If you don’t have an incredible memory, a to-do list, a note book must be always available in front of you.
5. Contrary to multitasking is mono-tasking. And a mono-tasker only do and finish one thing before switching into the next task. Why?
-Their brains is not built for multi-tasking
- Inability to prioritize.
- Distraction
------------------------------------
Các bạn đọc thêm bài Cách Dùng Thời Gian trong cuốn Cà Phê cùng Tony để nắm thật tốt kỹ năng này nhé.

Read more…

Những tháng ngày lột xác

tháng 6 09, 2015 |
Các bạn có thể xem trong bản tổng kết, chỉ có 3 nước châu Á có năng suất lao động như Tây, và Sing là số 1 ở phương Đông. Đó là lý do các tập đoàn đa quốc gia đặt trụ sở chính tại Singapore để quản lý cả châu Á.
Định cư trên một miếng đất chài lưới ở eo biển Ma-lắc-ca heo hút chỉ có cát và phi lao, người Singapore đã có năng suất lao động cao nhất châu Á như thế nào, mời các bạn theo dõi loạt bài của Tony về cách họ được đào tạo. Vất vả với hàng chục chuyến bay sang đây, Tony đã phải ăn dầm nằm dề như thời mò vô Harvard hay West Point học vậy (đã ra sách về các bài WP/HV, các bạn đã mua hết rồi héng). Phải đóng đủ vai, lúc mò mẫm, khảo sát, lúc phỏng vấn hỏi thăm, vô các ĐH lớn của Sing để dự thính, học ké, lúc dùng nhan sắc lúc dùng trí tuệ để lấy được bộ bí kíp này về, mong các bạn để ý theo dõi.
8h tối nay, tại sân vận động xã, vở cải lương “Những tháng ngày lột xác” sẽ được đoàn Tẹo Tọ bẻo dèn. Mời bà con cô bác chuẩn bị ghế đẩu, bắp luộc, đậu phộng rang, đèn dầu, ai gặt lúa thì tranh thủ về sớm nấu cơm ăn đi nhen. Ai không có tiền thì chờ “thả giàn” lúc 8h30 vô coi miễn phí. Loa loa loa...

Read more…

Những tháng ngày sinh viên

tháng 6 09, 2015 |
Tập 3: Chuyện năm 4
Năm 4 ĐH, mình theo chân cô bạn xinh đẹp và lanh lợi cùng lớp tên V.A đi làm tele-sales, hoặc tele-marketer, tức bán hàng qua điện thoại. Lương ít nhưng chủ yếu là mình học giao tiếp, gọi điện thoại luôn là kỹ năng cơ bản để làm bất cứ công việc văn phòng nào. Nghề tele-sales là bước đệm cực kỳ quan trọng để có thể tự tin nói chuyện với đủ loại người, đủ hạng người hỉ nộ ái ố Tony gặp sau này. Nếu một người xa lạ họ chịu tiếp mình qua điện thoại, thì coi như thành công.
Nhờ những ngày tháng đó, kỹ năng nói qua điện thoại của Tony giờ rất cao thủ, ai nghe mà không hồn xiêu phách lạc mới lạ. Ngày nào cũng gọi mấy chục cuộc, vui lắm. Các bạn sinh viên nên làm tele-sales để tăng cơ hội va chạm, trải nghiệm, kỹ năng ăn nói.....mà còn được tiền, chả mất gì cả. Cứ mạnh dạn làm đi. Có khi gọi 100 cuộc mà chỉ có 1 cuộc có nhu cầu, 99 còn lại thì thôi đủ kiểu, nói nhẹ nhàng từ chối cũng có, la hét chửi bới cũng có, cúp cái rụp cũng có...nhưng đều nên xem đó là cơ hội được trải nghiệm, sinh viên mà, sợ gì, tự ái làm cái gì, vì có cái gì đâu mà tự ái với sũy diện? Có ai biết mình là ai.
Giờ nghe các bạn gọi điện đến tiếp thị bảo hiểm hay sàn vàng, đất đai, chào hàng cái gì đó...Tony đều nhẹ nhàng từ chối, rằng cám ơn em anh không có nhu cầu em nhé. Mình hiểu lắm cảm giác bị tổn thương khi ai đó quát nạt một đứa trẻ những câu như là gọi gì gọi hoài vậy, mày có tin là tao qua công ty mày đập phát chết mày không, thậm chí 1 tràng toàn tiếng đan mạch. Cũng vì công việc, vì công ty họ bắt làm, cũng vì kiếm chút tiền, kiếm miếng cơm no bụng cả thôi. Nạt nộ khinh khi người ta chi tội nghiệp vậy. Nhiều ông sếp ông chủ kỳ lắm, ép nhân viên mình gọi thôi là gọi để bán hàng, nhưng ai đó gọi tiếp thị ông cái gì là ông bực bội chửi mắng om sòm. Thôi thì cũng kệ, phông văn hoá khác nhau, người thế này thế khác thì xã hội mới thú vị.
Độc giả TnBS nếu có bị gọi nhiều quá thì cũng đừng có nặng lời với các bạn tele-sales nhé, coi như đó là giọng nói của Tony lúc 20 tuổi đi. Hồi đó, Tony về vắt tay lên trán suy nghĩ, cũng buồn, cũng thấy tự ái, nói thôi chắc nghỉ. Nhưng nghĩ lại, vài bữa tốt nghiệp xong, mình sẽ vào làm chỗ công ty đa quốc gia vì mình giỏi ngoại ngữ mà, lỡ bị bắt ngồi máy tính suốt ngày (phân tích số liệu chẳng hạn), thì chẳng còn có cơ hội được nghe những lời đủ cung bậc cảm xúc như vậy nữa. Thế là sáng hôm sau khi lên văn phòng, pha cốc cà phê nước nóng thật loãng để trước mặt, lòng lại vui, lại lạc quan và cầm điện thoại lên gọi khí thế.
Những năm 90, chủ yếu là điện thoại bàn. Muốn tra thông tin về số ĐT hay tên chủ thuê bao thì có thể gọi 108 (tốn tiền) hay 116 (miễn phí). Nhớ kỷ niệm lần đầu làm tele-sales. Mất cả tháng đào tạo, vừa xong 1 cái là mình nhanh nhẹn lao ra chỗ ngồi làm việc thực tập liền. Bấm 116, bên kia đầu dây vang lên 1 giọng nữ. Mình lanh lẹ hỏi "chào chị. Chị ơi giúp em số điện thoại của nhà hàng X, địa chỉ 111/222 Lê Văn Sĩ được không ạ?" Bên kia đầu dây trả lời tỉnh bơ "tui không biết". Mình lặp lại yêu cầu, nhưng chị nói tui không biết cậu ơi. Mình bắt đầu mất kiên nhẫn "chị nói gì kỳ vậy, nhiệm vụ của chị là cung cấp thông tin này cho tôi chứ. Chị nói tui thiệt là không biết mà”. Cái Tony giận dữ liền “tôi không hài lòng về cách trả lời của chị. Chị tên là gì vậy, tôi sẽ nói chuyện với giám đốc của chị". Chị nói "mà cậu là ai, ở đâu vậy". Cái mình thơ ngây khai liền, nói em là Nguyễn Văn Tèo, gọi đến từ khách sạn Hello Saigon. Chị ấy hỏi em làm ở bộ phận nào, dạ nói em làm kinh doanh ở đây, chị có biết khách sạn Hello Saigon là khách sạn 4 sao rất lớn không. Cái chị ấy nói, Tèo ơi là Tèo, chị Tâm nè, giám đốc kinh doanh ở đây nè. Em gọi 116 phải bấm số 9 đầu mới thoát ra được, còn 116 là số nội bộ của khách sạn, là số máy nhánh của chị.
Trời ơi, chị Tâm là người mới tuyển mình vô làm mà, mới đào tạo nhóm mình xong. Tự thấy mình ngáo ngơ thấy ớn, thôi chạy vô xin lỗi, nói dạ chị ơi, em sai rồi, em đã ghi lỗi này vào sổ và hứa sẽ không bao giờ lặp lại nữa ạ. Mình đứng trước mặt chị, gãi đầu ngượng nghịu, tay chân lóng ngóng vụng về. Chị cười nói, thực tập sinh chỉ là một đứa trẻ con đang tập làm người lớn, nếu có sai thì phải hướng dẫn và bỏ qua. Những năm 20, người ta được phép sai lầm vì nhiệt tình quá.
Chị ấy còn khen sinh viên trường ĐH Cà Mau tụi em sao thiệt thà dễ thương quá vậy. Và nói, để chị đề nghị kế toán mai tăng lương cho em và V.A nghen. Cái mình nói Dạ (còn tiếp)


Read more…

Người hai mặt đẳng cấp

tháng 6 07, 2015 |
To: clb con dượng đang phụ trách các dự án của Tony
Sáng thứ 2, mình lên cơ quan nếu giao dịch liền sẽ không tốt do mọi người còn đang mắc "hội chứng thứ 2", khoảng 10h mới trở lại tinh thần cũ. Do đó, từ 8h-10h sáng thứ 2 mình làm các việc sau
1. Lập báo cáo tuần
Đọc lại báo cáo cũ, to-do list trong cả tuần qua, cái nào làm rồi thì xoá đi, ghi cái mới vào. Việc chưa làm, tiến hành làm ngay. Những việc trong 2 tuần vẫn chưa có kết quả, phải nêu lý do trễ nãi. Giải pháp
2. Kế hoạch làm việc trong tuần mới
Mình nghĩ có thể làm những gì trong tuần này, làm thế nào để làm đạt hiệu quả ở mức cao nhất. Mọi công việc phải có thời gian hoàn thành (deadline), ví dụ tuần này mình sẽ làm "cách làm gừng non Gari kiểu Nhật" với nhóm trồng gừng, deadline là sáng thứ 7 nộp cho nhóm trưởng, hoặc "liên hệ các trường ở Hà Giang gửi hạt giống chùm ngây lên cho các em" với nhóm Chùm ngây, deadline thứ 6 phải gọi hết 40 trường trong bảng phân công nhiệm vụ, báo cáo ai cần, ai không cần. Hoặc "thiết kế bao bì cho nấm của sinh viên ĐH Cần Thơ", deadline là trưa thứ 4 lúc 11h sẽ có báo cáo, việc thiết kế này do công ty abc làm, thì phải ép công ty abc xác nhận tiến độ là trưa thứ 4 sẽ giao, nếu ko giao sẽ bị phạt 10% giá thiết kế chẳng hạn.
Làm gì với ai cũng cho deadline hoàn thành, không có những câu như "bữa nào", "khi nào xong sẽ gọi, sẽ giao", "hôm nào sẽ", "cuối tháng sẽ (cuối tháng là ngày mấy)"? Các câu cửa miệng mình sẽ là "xin anh chị vui lòng cho tôi biết việc này khi nào xong không ạ"' khi người ta nói ngày cụ thể, mình sẽ nói "em đã ghi nhận, và ĐÃ GHI VÀO SỔ để theo dõi và báo cáo bên em, gần ngày đó có cần em nhắc lại không ạ, em sẽ triển khai ngay sau hôm đó, nên mong anh chị đúng giờ để em không trễ với người khác", hoặc "nếu anh chị cảm thấy ko đúng deadline hoàn thành thì vui lòng báo em biết trước 24h, em phải thay đổi lịch", "em cũng sẽ bị công ty phạt nếu ngày đó chưa có cái đó, mong anh chị giúp em". Các câu như "khi nào xong anh gọi, anh cũng chẳng biết bao giờ mới xong, xong anh gọi ngay, em yên tâm nhé..." thì là đứa nhảm nhí mất rồi. Làm việc mà không dự trù được khi nào mới xong thì người thiếu i-ốt, nên đổi đối tác.
Các bạn phải quyết liệt, nghiêm túc trong công việc để người ta nể và sợ. Mình luôn dễ thương trong cuộc sống, nhưng trong công việc cần phải khắt khe, kỹ tính, đòi hỏi cao, ràng buộc trách nhiệm, không có chuyện "sao cũng được", "xuề xoà cho qua", nói không với quên việc, ai quên việc mình hướng dẫn họ ghi to-do list, nhắc 2-3 lần mà họ vẫn quên thì nếu là nhân viên mình thì cho nghỉ việc hoặc bố trí việc khác đi, họ không có trách nhiệm đâu. Còn nếu đối tác thì đổi đối tác khác. Còn nếu buộc phải theo vì chỉ có họ mới làm được thì đu theo năn nỉ, cho xong việc của mình, dù khinh thường nhưng chớ có ra mặt, xong thì thôi, ko nên quan hệ lâu dài vì chơi với họ mình sẽ nhiễm cái tính nhảm nhí tào lao ấy.
Mình nên có 2 con người, một người hồn nhiên hết mình, vô cùng dễ thương trong cuộc sống. Và một con người khác, dữ dội, quyết liệt, nghiêm túc, chuyên nghiệp đến từng mm, từng phút từng giây trong công việc.


Read more…

Du hạc sinh, chuyện ở chuyện về

tháng 6 07, 2015 |
Hạc xong, trong đầu bất cứ du hạc sinh nào cũng xuất hiện câu hỏi ở hay về. Tất nhiên du hạc ở đây là 4-5 năm trở lên, quen hết đường đi nước bước, ngôn ngữ, văn hóa bản địa, chứ hẻm phải 12 tháng hay 24 tháng kiểu Tony, vừa chuẩn bị quen biết từng hàng cây góc phố ở Luân Đôn, Pa Ri, Niu Ooc, Sít Ni, Meo Bềnh, Am Tẹc Đam ....thì chương trình đã xong. Các chương trình này thật ra là 1 cách xuất khẩu giáo dục của các nước, họ muốn lấy tiền và Tony muốn có bằng, nên cứ đến hẹn lại lên, ví dụ 1 số nước họ có chương trình 12 tháng để xong 1 cái master, họ cấp visa đúng 12 tháng. Nên phải về. Hạc yếu mạnh gì cũng cho về. Cũng vì thế nên dù mình viết sai tè le, mấy thầy vẫn châm chước cho qua. Giờ coi lại luận ven ra trường của Tony ở Há Vợt, đọc lại thấy sai chính tả toàn lỗi chia động từ, vậy mà mấy thầy khen excellent không. Hồi đó mình tưởng excellent thiệt, cái mới nộp đơn vô toàn mấy công ty phố Uôn (phố Wall), nhưng nó hẻm gọi, rồi xuống mấy công ty nhỏ hơn, cũng hẻm ai gọi đi làm. Giấc mơ "làm hãng" không thành, cái Tony ra chợ Boston ngồi "làm neo", nhưng được mấy bữa thì đau lưng quá nên bèn về nước mở hãng Phượng Tím làm giám đốc chơi cho vui vậy.
Nhóm du hạc kiểu Tony thường đã ĐH ở VN rồi mới đi làm thạc sĩ ngoại, hay cử nhân liên thông 2-3 năm ở Việt Nam 1-2 năm ở bển. Kiếm cái Tóp phô 80 hay cái Ai Eo 5.5 trở lên là đi. Thật ra ở bên kia chứ cũng suốt ngày lên mạng đọc báo Việt Nam, toàn quan tâm những gì diễn ra bên dải đất hình chữ S. Thậm chí 1 nhóm đâu cả chục bạn cùng sang, cùng thuê 1 nhà, cùng hạc 1 trường, 1 lớp. Vào giờ thảo luận tụm nhau ngồi 1 góc, bày đặt nói tiếng Anh 1 lúc ông thầy vừa xách đít đi là chuyển qua nói tiếng Việt cho phẻ. Ở nhà thay nhau nấu bún bò Huế, mắm tôm mắm ruốc kho lên nghi ngút, cũng mở tivi VTV3 qua máy vi tính coi cười ha hả, nhà cửa bầy hầy, cỏ ở vườn cao lút đầu chứ không thuê cắt cỏ hay trồng bông trồng hoa gì. Không dám ở homestay với Tây vì nó kỹ tính, sạch sẽ quá mệt lắm. Nhóm này về nước thường thành công vì văn hóa Việt Nam không quên mấy. Nên hòa nhập tốt. Vẫn lái xe máy chạy ầm ầm, vẫn quan niệm đèn vàng là dấu hiệu tăng tốc trước khi đèn đỏ. Nên xin việc ngon lành, đi đâu gặp, ai nấy đều nể với khả năng nói ngoại ngữ nhanh dù phát âm hơi giống giống tiếng nước ngoài. Và cũng hay nói, hồi tôi ở bển....(Tony Tèo là 1 ví dụ)
Còn nhóm 4, 5 năm trở lên, thường thì họ sang từ lúc 18 tuổi, hạc cử nhân, có thể hạc thêm hạc hoài đến tiến sũy. Trải qua cuộc sống sinh viên thật sự y chang như sinh viên nước họ nên khoảng 3-4 năm là bắt đầu hòa nhập với xã hội bên kia. Sau chục năm thì gần như người bản xứ, chỉ có điều phát âm còn cứng, nghe kỹ vẫn nhận ra, chỉ có nhóm qua trước 15 tuổi thì nói bẻ miệng được y chang như Tây. Nên đứa nào đi sớm thì khả năng ở lại làm việc cũng cao hơn, do ngôn ngữ tốt hơn. Nhưng đi sớm cũng có bất lợi là nó hẻm có tình cảm nhiều với cha mẹ, anh em, dù sao việc hạc 3 năm cấp 3 ở VN cũng hình thành tính cách Việt hơn. Nó vẫn khóc ngon lành khi nghe Cẩm Ly ca bài Ru Lại Câu Hò, còn thế hệ đi nước ngoài từ nhỏ hay sinh ra ở đó, người ta gọi là thế hệ chuối, "banana generation", bên trong màu trắng bên ngoài màu vàng, tức màu da thì là chủng da vàng nhưng suy nghĩ hành động gì đều y chang người da trắng. Nhóm này nghe nhạc Tây, ăn hamburger hay fastfood, không thèm ăn ốc hay uống nước rau má, mỗi lần kêu tụi nó ăn thì tụi nó chỉ nói give it a try. Và suy nghĩ đơn giản, thẳng ruột ngựa kiểu Mỹ trắng, không có nói móc méo hay thâm thuý tầng tầng lớp lớp như chúng ta được.
Có anh bạn tên Q, ra đi từ năm 18 tuổi, vừa hạc vừa làm gần 20 năm, không về nước lần nào, kiếm ăn cũng khá và đã là tiến sĩ kinh tế. Kinh nghiệm thương trường dạn dày. Gót giày gõ mòn hết ở mọi góc phố tài chính thế giới. Anh tự hào về bản lĩnh kinh doanh và vốn sống của mình lắm. Cơn sốt nào cũng trải qua. Bong bóng nào cũng dự đoán được. Bỗng dưng 1 ngày lòng thấy buồn, muốn đem cục tiền về nước đầu tư làm ăn, 1 phần cũng vì bên Mỹ giờ cũng khó mần. Gặp anh, Tony nói thôi về nghỉ ngơi ăn ốc hát karaoke cho vui đi chứ làm cái gì, anh bị chuối hóa mất rồi, về làm ăn khó lắm. Ảnh trề môi, nói mày cứ coi thường anh, cái đầu đầy sạn như thế này, anh không lừa ai thì thôi chứ đứa nào lừa được anh.
Nửa đêm anh vừa xuống sân bay, bị ngay 1 thằng taxi nó chém đẹp. Nó chở từ Tân Sơn Nhất về khách sạn ở Q.Bình Thạnh mà đâu 3 tiếng đồng hồ, anh nói sao nó chở tao đi lòng vòng, chở tao đi qua Thủ Thiêm, rồi tới Thủ Đức, rồi tới Thủ Thừa, Thủ Dầu Một ....toàn Thủ là Thủ. Đầu tiên tao mãi coi quê nhà đổi mới, tao thấy thích thú, nhưng một hồi tao thấy sợ, tao nhớ đâu có xa vậy, cái tao bắt đầu thủ ....võ. Lỡ tâm sự với nó là 20 năm anh chưa về quê và đang đem tiền về nước đầu tư, cũng thêm thắt chút đỉnh kiểu Việt Kiều quen miệng, sợ nói ít tiền người ta khinh. Sống ở xứ người lâu năm, bản năng tồn tại khiến nhiều người hình thành phản xạ nói thêm kiểu mình rất có trình độ và rất giàu có, mà người ta gọi là Nổ. Tony nói cũng may, chứ nó đưa anh ra bãi đất hoang rồi ...thủ tiêu, không thì kéo đồng bọn gái đẹp dàn cảnh mát xa ...thủ zâm là toi đời trai anh rầu. Cuối cùng anh cũng về được khách sạn ở Bình Thạnh với 2 triệu tiền cước. Anh nói, đúng là về VN, mới thật sự là hạc. Anh vốn thích hạc.
Rồi anh tham gia vào thị trường chứng khoán, quánh lên quánh xuống cắt lỗ chốt lời khí thế, đòn bẩy đòn biếc gì anh cũng áp dụng, các định luật quy tắc gì anh cũng lôi ra. Cuối cùng, anh thất bại cay đắng, nói sao chứng khoán ở xứ mình lạ quá, chưa có trong lịch sử chứng khoán thế giới nên anh phán đoán hẻm được, nhưng vui mừng vì có thêm bài hạc. Rồi anh đầu tư mua bất động sản, phân tích đạo hàm ghê lắm, giá cứ đáy là anh mua, vì đáy rồi sẽ lên theo đồ thị hình sin, ai ngờ ở thị trường của ta có thêm khái niệm "thủng đáy", " phá vỡ đáy cũ, tạo lập đáy mới", rồi nó bất động như chính tên gọi của nó, anh được thêm bài hạc. Số tiền cuối cùng còn lại, anh hùn hạp làm ăn với ông anh họ, chén chú chén anh thề thề thốt thốt, rồi tan vỡ, cãi lộn như giặc, không nhìn mặt nhau, anh lại có thêm bài hạc. Sau 2 năm, anh thất thểu trở về nước Mỹ mến thương với 0 đồng và 1 sấp các bài hạc. Cái mặt méo xẹo dài như cái bơm và cái quần đùi co dãn lò xo tới háng.
May mà còn có cái che thân. Ai biểu 20 năm trời hẻm về nước chi cha nội!




Read more…

Trốn nóng ở Phú Ninh

tháng 6 06, 2015 |
“ Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm
Rượu Hồng Đào chưa ngấm đã say”
Có một địa chỉ nữa các bạn đến để tránh nắng hè oi ả là hồ Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, cách Tp Tam Kỳ 7km.
Đến Tam Kỳ, các bạn nhớ đi coi 3 cái kỳ lạ ở đây (nên mới gọi là Tam Kỳ), rồi ăn cơm gà bà Luận và độp xe độp (đạp xe đạp) quanh hồ. Hồ ni với diện tích 3400 hecta, là hồ chứa thủy lợi lớn nhất miền Trung. Ở đây người dân địa phương có làm khu du lịch Phú Ninh, các bạn có thể ghé ủng hộ. Đường bay trực tiếp đến Chu Lai từ Tp HCM hay Hà Nội đều có. Hẻm có thì đi máy bay ra Đà Nẵng rồi vô, hay đi tàu lửa, xe đò.
Chu Lai là một địa danh được người Mỹ đặt theo chữ tháng 7 (July), về vị trí địa lý, Chu Lai là điểm giữa nhất của các tuyến hàng không châu Á, nên nhiều nhà đầu tư lớn trên thế giới rất quan tâm đến khả năng thành lập một sân bay trung chuyển chuyên sửa chữa bảo dưỡng máy bay ở đây.
Dân ở đây vô cùng dễ thương, eng cục nói hòn (ăn cục nói hòn-ý nói mộc mạc), nhưng chẻng thôm lôm (chẳng tham lam), xởi lởi trời cho. Mời các bạn đọc bài thơ của nhà thơ Tú Rua về đất Quảng
“Rứa mới kêu là chất Quảng Nôm,
En cục nói hòn chẻng thôm lôm.
Có choàng công tử quê Đà Nẽng,
Cưới oả Thúy Kiều xứ Phú Côm (Ả, Phú Cam).
Choa vợ đến thăm chồ trọ trẹ (cha, chào),
Mẹ chồng không hiểu núa cồm rồm (nói càm ràm).
Thêm ông hoàng xóm người Hoà Nội,
Chỏa hiểu mô tê cũng tọa đồm (chả, đàm)"

Read more…

Chuyện chưa kể về ông Lý Gia Thành

tháng 6 05, 2015 |
Lý Gia Thành (Tiếng Anh đọc là Li Ka Shing, tiếng phổ thông TQ là 李嘉誠), một tỷ phú người Hồng Công- là doanh nhân có tầm ảnh hưởng nhất châu Á, ảnh hướng nhất không phải vì tài sản 35 tỷ đô la Mỹ trong cơ nghiệp cuộc đời ông, mà vì cách ông chia sẻ và đào tạo thế hệ doanh nhân tiếp theo. Mỗi người theo ông, làm việc cho ông, từ người lao công đến tài xế đến thư ký kế toán, đều được ông đào tạo để có sự nghiệp riêng, dù bé nhỏ như chủ một quán cà phê đến chủ những công ty lớn, thậm chí cùng ngành nghề với ông. Ông vô cùng nhanh nhạy với mọi cơ hội kinh doanh, nên được xem là Mr Money. Ông đi tiểu cũng nghĩ ra được cách làm tiền từ óc quan sát của mình.
ÓC QUAN SÁT là cái đầu tiên ông Lý sở hữu. Cách ông tuyển người quản lý vô cùng thú vị, ông dắt 5 ứng viên đi vào một quán ăn, xong về hãy miêu tả cái quán đó, đề thi không ai nghĩ tới. Ai quan sát được nhiều nhất các chi tiết trong quán, ông sẽ cho làm quản lý, còn ai chỉ nhớ món ăn gì và giá cả ra sao thì ông loại. Ví dụ vào một nhà hàng Nhật, phải để ý được trần sơn màu đen, thảm màu đỏ, có 4 phục vụ nam, 3 phục vụ nữ, toilet 4 cái, phòng riêng 7 cái, menu có 4 loại, nhà hàng có mấy lầu, bữa đó ngồi cạnh mấy khách, khách ra sao, lối thoát hiểm chỗ nào, có điểm gì chưa hợp lý, có cái gì quá tuyệt ở cái quán đó…(ÓC QUAN SÁT này cũng được trường West Point tuyển sinh). Rất nhiều công ty tuyển ứng viên lãnh đạo hay quản lý cũng theo hướng này, một người có khả năng quan sát tỉ mỉ từng mm thường là do BẨM SINH, có tố chất làm lãnh đạo ở cấp cao nhất. Nếu óc quan sát CÓ ĐƯỢC là do tự đào tạo thì cho làm cấp dưới, quản lý cấp trung. Còn một người hoàn toàn không đào tạo được để có óc quan sát, thì dù có trình độ học vấn thế nào, ông cũng cho làm lính, kêu gì làm đó, sai đâu đánh đó, tận dụng khả năng cơ bắp của họ.
Tỷ phú Lý đang được các bạn trẻ Trung Quốc, Hàn Quốc, Indo, Thailand…xem là thần tượng, vì ông sống một đời giàu sang phú quý nhưng rất tình nghĩa. Ông Lý Gia Thành là người châu Á hiếm hoi được phương Tây đánh giá là doanh nhân.
Mồ côi cha, năm 14 tuổi, Lý Gia Thành đã phải bỏ dở sự nghiệp học chữ, cậu học làm thợ sửa đồng hồ, sau đó xin vô làm công nhân một xí nghiệp sản xuất đồ nhựa. Năm 20 tuổi, Lý nhận vị trí giám đốc xí nghiệp này. Năm 22 tuổi, Lý tự lập nên một xí nghiệp nhựa của riêng mình. 8 năm sau, Lý phát triển thành một tập đoàn, với mọi ngành nghề như bất động sản, xây dựng, hóa dầu, vận tải tàu biển, cổ phần lớn trong các hãng hàng không, các trung tâm dịch vụ giải trí trường học ở Hồng Công và toàn thế giới.
Từ một cậu bé sửa đồng hồ trở thành một tỷ phú đô la vào năm 30 tuổi, ông Lý chỉ có một bí mật duy nhất là “lòng tin”. Trọn đời ông sống với chân lý đó. Không chỉ lo làm giàu bí hiểm như nhiều tỷ phú châu Á khác, ông Lý rất hay chia sẻ, có thể là cái ông nghĩ ra, cũng có thể là các bài học ông thu lượm từ người khác, từ sách khác, được diễn giải theo lối tư duy của ông. Sau đây là một ví dụ về việc ông diễn giải lòng tin và tiền bạc, triết lý này của Nho giáo được ông diễn giải rất dễ hiểu như sau:
“1. Điều khó nhất trong đời người chính là vay mượn tiền. Người có thể cho bạn mượn tiền, nhất định là quý nhân của bạn. Không những cho bạn vay mượn tiền, mà còn không cần đặt ra điều kiện gì cho bạn=>Chắc chắn là quý nhân trong các quý nhân. Ngày nay, những người như vậy không còn nhiều. Nếu gặp được, nhất định phải một đời trân trọng.
Người cho bạn vay tiền, không phải là người ta lắm tiền không biết làm gì, mà là muốn giúp bạn một tay. Thứ người ta cho bạn vay mượn không phải là tiền, mà là lòng tin, sự khích lệ, sự tin tưởng vào năng lực của bạn, là đánh cược vào bạn-của-ngày-mai.
Thất tín, đánh mất lòng tin chính là sự phá sản lớn nhất của đời người! Thất tín rồi, khỏi làm chi nữa cho mất công nhọc sức.
2. Người chủ động thanh toán tiền, trả nợ, không phải do ngu ngốc lắm tiền, mà là người ta coi trọng chữ “lòng tin” để làm ăn lâu dài.
Người biết bỏ qua lợi ích cá nhân, làm lợi cho tập thể hay cho người khác, không phải do người ta đần độn, mà là do hiểu được thế nào là phần trăm trong cái bánh lớn (Tức dù chỉ có sở hữu 0.001% của công ty cổ phần Microsoft thì cũng lớn hơn công ty TNHH Nguyễn Tèo 100% vốn của mình, nên họ sẵn sàng mời cổ đông góp vốn, sẵn sàng sống chết làm để cái bánh lợi ích chung thật to).
Người mà khi làm việc chủ động làm nhiều, không phải do ngu ngốc, mà do biết được trách nhiệm.
Người tự xin lỗi sau khi cãi nhau, không phải do người ta sai, mà người ta coi trọng quan hệ với bạn hơn là chuyện đúng/sai kia.
Có những kẻ tự cho mình tài giỏi khôn lanh hơn người, đến mức diện mạo cũng hiện lên sự xảo trá. Loại người này, sớm muộn cũng biến mất, mình không cần unfriend.
Nếu hai người bất kỳ gặp nhau trong kiếp này gọi là duyên phận, người với người sống chung/làm chung được với nhau đều dựa vào chân thành và tín nghĩa.
May mắn đóng vai trò vô cùng lớn trong cuộc đời mỗi người, nhưng nó không phải là một yếu tố ngẫu nhiên, đó là một sản phẩm của trí tuệ.
Nếu bạn gặp một người nào đó, trước một công cuộc làm ăn, mà nôn nóng, thì họ sẽ chỉ đi được 1 nửa đoạn đường.
Bạn trở thành loại người như thế nào, đều do sự sâu sắc trong suy nghĩ của mỗi người mà ra.
Bạn thành công hay thất bại, người duy nhất hiểu rõ tại sao là chính bạn. Còn nếu bạn không hiểu thì trí tuệ bạn/trái tim bạn/tâm hồn bạn có vấn đề. Chẳng ai trên đời này biết đâu mà hỏi cho mất công bạn nhé"


Read more…

Những tháng ngày sinh viên

tháng 6 04, 2015 |
Tập 2: Chuyện năm 1
18 tuổi, Tony từ giã quê ngoại, một mình đón xe đò lên Sài Gòn học ĐH, bước vào một cuộc sống mới. Hành trang là cái ba lô và cái rương gỗ của chị Hai từng học ĐH Đà Lạt tặng lại. Đêm đó ngồi trên xe, không biết sao lại bị say xe dù trước đó không bị bao giờ. Xuống trạm dừng chân với 3 bịch ny lông lớn (vì lúc tiễn ham ăn cháo gà), xuống tới bến xe miền Đông thì lảo đảo, hoa mắt thấy trời tối thui chả biết gì, phải ngồi xuống 1 lúc thì mới đứng lên được.
Tony ghé nhà chị G, tức chị người quen hôm đi thi ĐH, xin ở mấy bữa, nhưng cuối cùng lại ở mấy tháng vì thấy vui quá, toàn sinh viên ở với nhau. Tuần đầu tiên khi Tony đến Sài Gòn là nghiên cứu thành phố, vì đây sẽ là cuộc sống của mình ít nhất trong 5 năm tới. Tony ra nhà sách mua cái bản đồ rồi bắt đầu đạp xe đi khám phá. Bữa đi Hóc Môn, bữa đi Thủ Đức, rồi Bình Chánh, Nhà Bè, các quận số, rồi các quận chữ...và thấy Sài Gòn không lớn như mình nghĩ. Tối về, Tony ngồi vẽ lại bản đồ thành phố theo các trục đường lớn, như 3/2, Trần Hưng Đạo, Điện Biên Phủ, CMT8, XVNT...Chỉ sau 1 tuần là Tony không bị lạc nữa, đi cỡ nào cũng tìm ra được trục đường chính để về nhà. Cứ tan học là Tony đạp xe lang thang để biết đường, vẽ bổ sung các con đường nhỏ vào bản đồ của riêng mình trong 1 cuốn sổ tay, trang quận 1, trang quận 5, trang Nhà Bè…. Đúng 1 tháng thì hầu như đường nào cũng biết, cũng rành, bạn học khen quá trời nói ủa mày mới lên Sài Gòn mà rành hơn cả tụi tao ở đây từ nhỏ.
Sau này sang thành phố khác sinh sống hay làm việc, Tony đều áp dụng cách vẽ lại các trục đường phố theo trí nhớ của mình, nên nhanh chóng hòa nhập. Tuy nhiên, tên đường thì nhớ, tên địa danh thì không, nên có lần lớp hẹn chủ nhật đi công viên Tao Đàn chơi, Tony nghĩ là ở đâu đó xa lắm, nên tối thứ 7 háo hức không ngủ được. Sáng hôm sau lên chỗ hẹn ở cổng trường rồi cùng nhau đi, tới nơi mới thấy ủa chỗ này hả, từ đó, Tony quyết định đọc lịch sử thành phố, các địa danh, các di tích, các tên gọi trước 75 và sau 75, đọc các giai thoại các câu chuyện về lăng ông Bà Chiểu, chợ Bến Thành, chùa Ngọc Hoàng, bưu điện Tp... trong thư viện. Kiến thức này giúp Tony kiếm được khá nhiều tiền, khi dẫn khách nước ngoài đi du lịch vào năm 3.
Khi mới lên SG, Tony ngồi suy nghĩ, dù gì phải ưu tiên hàng đầu là no bụng, phải thông minh lên. Bèn tất tả đi tìm chỗ ăn uống rẻ nhất, cứ vô tiệm cơm là hỏi trước, một dĩa cơm ở đây bao nhiêu chị, cơm thêm bao nhiêu ạ, trà đá có miễn phí không, và ghi địa chỉ lại trong sổ tay. Bà bán cơm ở đường Phan Văn Hân giá 2000 đồng, quán cơm Mai Thị Lựu 3000 đồng nhưng ăn cơm không giới hạn, cơm chay từ thiện ở đường Nguyễn Văn Đậu, ở chùa Long Vân mấy giờ phát…là mình phải biết, để trường hợp xấu nhất, đói quá không còn đồng nào thì sẽ sang ăn. Có lần Tony ăn ở một quán trên đường Nơ Trang Long, rất ngon và rất mắc so với túi tiền Tony lúc đó nhưng rất đông khách, đặc biệt lúc trưa từ 11h30 đến 12h30. Chị chủ và 4 người phục vụ xoay sở rất vất vả, có khi tính sót tiền. Quan sát thấy quy luật này nên hôm sau, Tony lên ăn tiếp, ăn xong ngồi chờ đến gần 2h, khi quán thưa khách, mới thưa với chị chủ quán, nói cho em giúp chị vào lúc cao điểm nha, em không lấy lương, chị cho em bữa cơm là được, khách đông mà chị lu bu là mất tiền đó, chỉ tốn có dĩa cơm cho em chứ nhiêu đâu chị. Ngồi thuyết phục miết nên chắc chị ấy thấy tội, mới gật đầu, nói ừa cứ 11h30 em ra bưng cơm thu tiền giúp, bưng 1h thôi, sau đó thì muốn ăn gì thì ăn rồi đi học. Từ đó, Tony trưa nào cũng ăn toàn cơm gà, cơm sườn, tại chị ấy nói muốn ăn gì ăn mà, ngu gì ăn cá ngừ kho.
Chi phí học bắt đầu tăng, nào là giáo trình, quỹ này quỹ kia, rồi các bạn rủ nhau cũng phải cà phê bò bía, hổng lẽ mình từ chối mãi. Nên kế hoạch đi làm thêm bắt đầu, ngây ngô năm nhất thì chỉ có dạy thêm là phù hợp. Tony chỉ dạy được 2 môn là toán và tiếng Anh, vì thi ĐH môn toán được 9.5 điểm, 2 môn Lý Hóa mỗi môn có 3 điểm nên chỉ có 15.5 điểm, may mà cộng thêm ưu tiên 0.5 nữa mới đủ điểm sàn, chứ không là ở quê đi gánh lúa rồi. Nhưng bù lại thì tiếng Anh rất là giỏi, 7 năm học phổ thông Tony chịu khó học hết từ mới trong sách giáo khoa và Streamlines. Tony dạy Toán cho con chủ nhà thì sẽ gạ bố mẹ học sinh học thêm tiếng Anh, nói cô chú phải học tiếng Anh để đi nước ngoài du lịch...chứ giờ không biết tiếng Anh thiệt thòi lắm. Kỹ năng thuyết phục của Tony từ từ xuất sắc dần lên, dù trước đó thì “ăn không nên đọi, nói không nên lời”, đang ngồi dạy thấy phụ huynh đi xe Dream về, nghĩ là người có nhà ở Tp, có xe máy như vầy là một giai cấp khác, quý phái cao sang, nói chuyện với họ cứ run rẩy, mặt tái mét, giọng nói lạc đi vì sợ. Người ở quê ra thường vậy, mắc bệnh sợ. Mấy bữa đi dạy đầu tiên còn cầm theo cái chứng minh nhân dân đưa họ coi, rồi trước khi về còn mở cái cặp ra kêu người giúp việc hay ai đó nhìn giùm, nói em không có lấy cái gì của nhà mình đâu nha. Lúc đó sợ lỡ nhà họ mất cái gì, họ đổ thừa mình, tố cáo lên trường thì trường đuổi học chắc chết.
Để nhận được chỗ dạy, sinh viên phải qua trung tâm gia sư, thường là của mấy anh lớp trên hoặc đã ra trường, tự mở trung tâm trong một cái hẻm nào đó, đi qua thì thấy lúc nào cũng lố nhố sinh viên, toàn năm nhất năm hai. Mình sẽ đọc trên bảng, chọn chỗ, đặt cọc 40% tiền lương tháng đầu. Lần đầu Tony nhận dạy chỗ 300,000 đồng/tháng ở Hóc Môn, phải gửi trước 120,000 đồng, vì nghĩ là mấy chỗ xa như vậy các bạn khác ngại đi, mình đi là chắc ăn. Nhưng đạp lên tới nơi rồi vô hỏi thì người ta nói không có nhu cầu nữa, cái quay về đòi lại tiền nhưng mấy ông trung tâm gia sư đó khôn lắm, không có trả lại mà giới thiệu chỗ khác, chỗ này lương 500,000 đồng/tháng thì phải đặt cọc 200,000 đồng, Tony phải bỏ thêm 80,000 nữa. Hy vọng tràn trề, đạp xe xuống tận Bình Chánh với ý nghĩ chao ôi cuối tháng mình cầm những 500,000 đồng trên tay. Nhưng đến nơi thì họ nói trung tâm khác gửi người qua rồi, nửa đêm qua trung tâm thấy đóng cửa. Sáng hôm sau mới 6h sáng đã tới chực, vô năn nỉ miết xin lại tiền mà mấy ổng không trả, rồi bữa sau dọn trung tâm gia sư đi đâu mất. Mất cả 200,000 đồng, ½ số tiền má gửi lúc đó nên Tony mấy đêm không ngủ được. Cứ ngồi vò đầu bứt tóc, nói sao mình ngu quá, lại hận cuộc đời sao lại có thể loại người suốt ngày lừa người khác thế nhỉ. Chiều tan học, ngồi ghế đá chỗ hồ Con Rùa nhìn mấy cái hoa dầu xoay tít trên đầu mà cám cảnh cuộc đời, một thằng nhóc nhà quê chỉ có 18 tuổi thì không biết tương lai sẽ ra sao giữa chốn đất chật người khôn này. Trong đầu Tony lúc đó chỉ nghĩ mong học xong cho sớm để về quê. Hôm sau lên lớp, Tony kể chuyện cho bạn A, một cô bạn nhà rất giàu có ba làm giám đốc một công ty lớn, bạn thấy tội nghiệp nên giới thiệu cho 2 mối dạy, một trên đường Hàm Nghi dạy cho 3 anh em bạn từ mẫu giáo đến lớp 5, một mối ở quận 10 dạy cho cả nhà từ toán cho con đến tiếng Anh cho bố mẹ. Nhưng chuyện xảy ra cũng là một trải nghiệm để Tony có street smart, phàm việc gì mà phải nộp tiền đặt cọc hay phải mua hàng mới được vô làm, thì phải cẩn thận. Công việc làm trước trả sau thì xui lắm là trường hợp họ không phát lương, mình chỉ mất công làm, còn vụ nộp trước thì tuyệt đối không là không.
Tháng lương đầu tiên, lãnh 200,000 đồng của phụ huynh bỏ vô phong bì, Tony sợ thiếu nên trong lòng lo lắng, mới đạp đâu có mấy trăm mét là dừng xe lại, tấp vô lề mở bao thư ra kiểm đếm lại. Thấy đúng 200 ngàn mới cười toe một mình, rồi ghé vô tiệm phở quất 1 tô tái to, bổ sung chén hột gà, rồi uống sữa tươi. Đó là lần đầu tiên trong đời Tony nếm được vị sữa tươi của Vinamilk trong cái bịch nylong, giá chỉ có 2000 đồng, và cảm thấy sao lại có một thứ nước thơm ngon đến vậy... (còn tiếp)


Read more…

Lại một chuyện ở Harvard

tháng 6 03, 2015 |
(Dạo này bệnh Alzheimer nặng nên nhớ chuyện gì kể chuyện đó, không đầu không đuôi mong các bạn thông cảm)
Có 3 trường hành chính công hàng đầu thế giới, một là trường Kennedy của ĐH Harvard, trường Woodrow Wilson của ĐH Princeton và ba là trường Lý Quang Diệu của ĐH Quốc gia Singapore. Tony đã tham quan trường số 1 và số 3, trường số 2 chưa có cơ hội, hẻm biết có bạn con dượng nào học ở đây không nữa, nếu có báo cho Tony biết để ghé thăm.
Lần thăm quan trường Kennedy là lúc Tony còn theo học ở HBS (Harvard Business School). Nếu mình đi từ trường kinh doanh Harvard thì băng qua cầu Anderson Memorial, dọc theo đường J.Kennedy street sẽ nhìn thấy ngôi trường Kennedy này bên phía trái. Một bữa nọ, Tony được bạn đang học trong đó rủ vô tham quan, tình cờ ở giảng đường lớn có một cuộc thi hay một buổi học, Tony mới vô dự thính. Trên bục thuyết trình là một bạn sinh viên người Trung Quốc, nói tiếng Anh khá lưu loát. Bạn hùng biện đại ý là “tôi tự hào là người Trung Quốc, đất nước 5000 văn hiến”. “Tôi càng tự hào vì mình sinh ra và lớn lên ở Tây An, từng là kinh đô mấy đời vua Tần Thủy Hoàng, Võ Tắc Thiên, Đường Minh Hoàng…”. “Tôi tự hào vì nền kinh tế Trung Quốc đã soán ngôi Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn nhì thế giới”. “Tôi tự hào và tự hào…”
Rồi thấy mọi người giơ tay hỏi thăm về các thành tích và thành tựu của Trung Quốc, thấy bạn nói ro ro, cần cái gì thì bấm nút chiếu số liệu lên ngay, như GDP, dân số, xe hơi, giáo dục, y tế…Nói chung về mặt chuẩn bị thuyết trình thì quá chuẩn.
Sau đó một bạn Nhật lên, cũng “tôi tự hào vì đến từ nước Nhật, quê hương tôi là nước châu Á duy nhất trong group G7 toàn cầu. Người Nhật nổi tiếng thế này thế kia thế nọ...Sản phẩm Nhật nổi tiếng thế này thế kia”. Rồi cũng thảo luận, không có gì đặc sắc cả.
Sau đó là một bạn người Thổ Nhĩ Kỳ, cũng tự hào kinh khủng với đế chế Ottoman, rồi các danh lam thắng cảnh, kiến trúc, di tích lịch sử, di sản văn hóa thế giới… Rồi tới bạn Hàn Quốc lên nói về làn sóng Hanluy, về kỳ tích sông Hàn, đại loại “tôi tự hào vì mình là người Hàn Quốc. Cha tôi là một thầy giáo nhỏ bé nhưng có mấy công trình khoa học. Mẹ tôi là một người nội trợ và yêu thương tôi, chắp cánh ước mơ cho tôi đến đây”….
Tony ngồi nghe mà thấy buồn ngủ. Đâu khoảng 6-7 bạn thuyết trình xong (mỗi bạn được nói 5 phút và các bạn được chất vấn mấy phút sao cho một buổi học kéo dài trong 120 phút là nghỉ giải lao), thì ông thầy lên tóm tắt. Ổng hỏi nãy giờ các bạn nói "tôi tự hào là người đến từ đất nước văn hiến, nhưng cho tôi hỏi là các bạn có là người văn minh?" Cả nhóm thuyết trình ngồi trên bàn đầu có vẻ lúng túng. Không ai dám giơ tay nên ổng mới nói thêm là, “chúng ta chỉ nên tự hào khi mỗi chúng ta là một người văn minh”. Cả lớp nhìn nhau và nhiều tiếng ồ, nhiều cánh tay đưa lên. Ông ra dấu hiệu hạ tay xuống rồi giải thích, đại ý là “trời xui đất khiến sao đó mà mày sinh ra ở đất nước đó, có gì mà tự hào”? Tư duy thông thường của chúng ta là “I am proud of abc (tôi tự hào vì abc), nhưng toàn là của người khác, không phải của mình. Giả sử tôi tự hào vì sinh ra ở một vùng đất hiếu học, nhưng tôi chả muốn học, thì có gì mà tự hào, không lẽ mày tự hào giùm? Tôi tự hào vì tôi sinh ra ở vùng đất võ, nhưng không tập luyện gì, thấy trộm cướp là chạy mất dép, thì có nên tự hào không? Tôi sinh ra trong một thành phố có bề dày lịch sử mấy ngàn năm, thì tôi hỏi các bạn đã có đóng góp gì cho thành phố ấy chưa? Mắc mớ gì người Tây An, người Bắc Kinh thì tự hào còn người một làng quê nào đó ở tỉnh Cam Túc thì không? Nhiều bạn tự hào vì cha mẹ tôi là, ông bà tôi là…thì đó là chuyện của ông bà bố mẹ các bạn. Họ có đoạt giải Nô ben thì tôi chỉ tôn trọng họ thôi, tôi không tôn trọng bạn chỉ vì bạn là con của ông ấy. Chừng nào bạn có thành tựu gì đi, lúc đó bạn hẵng tự hào”.
Khi thầy vừa dứt lời, những tràng pháo tay vang dội. Thầy nhìn đồng hồ và nói "nhiều bạn ở đây tự hào mình là sinh viên Harvard, nhưng điều đó không có ý nghĩa gì cả, đơn giản nó chỉ là cái trường học. Còn cái bạn đóng góp cho xã hội mới là cái mà các bạn nên tự hào. Vì hết giờ nên tôi chỉ trả lời 1 câu hỏi, ai hỏi nào". Nhiều cánh tay giơ lên nhưng thầy chỉ một chị người da đen bé nhỏ ngồi trong 1 góc, chị giới thiệu chị là giảng viên đại học ở Nigeria. Chị hỏi “nếu ai đó hỏi tôi, bạn có tự hào khi bạn là người Nigeria không, thì tôi sẽ nói thế nào, thưa thầy”. Ông thầy mới mỉm cười đáp, bạn hãy nói là “Tôi là người Nigeria, tôi đến từ Nigeria và tôi tự hào vì tôi là một người tử tế trong 7 tỷ người trên trái đất này”.
Lớp học nghỉ giải lao trong tiếng lao xao của nhiều học viên. Chúng ta phải có tầm nhìn quả đất, chúng ta là công dân toàn cầu mà còn tư duy tỉnh này tỉnh kia, nước này nước kia chi cho mệt. Tony chia tay bạn, đi vài bước nữa là tới quán phở Le’s Vietnam Cuisine rất nổi tiếng ở Harvard Square. Tony gọi tô phở xe lửa ra ăn, và thấy nhớ Việt Nam quá trời quá đất…


Read more…